NHẬN THỨC SÂU HƠN VỀ KHÍ TRONG PHONG THỦY
NHẬN THỨC
SÂU HƠN VỀ KHÍ TRONG PHONG THỦY
***
Lựa chọn đất gồm các bước cơ bản sau:
Tìm Long, quan sát Sa, kiểm nghiệm nước, xác định huyệt, dẫn khí từ trên núi xuống, tụ lại ở huyệt, tức là “Sơn khí dồi dào, đi thẳng tới gần nước, gặp nước thì khí ngưng tụ, kết lại thành huyệt".
Trước hết là tìm Long, tức tìm Tổ Sơn. Người xưa cho rằng núi là nguồn gốc của khí, trong Vọng Khí Thiên có đề cập đến quan hệ giữa hình thể của núi và khí như sau: “Hễ núi có khí tím bay lên như cái tán, khói xanh bồng bềnh, ráng mây u ám, bốn mùa mù mịt, bề mặt núi không sạt lở, màu sắc tươi sáng, cây cỏ tươi tốt, nước suối có vị ngọt mát, đất thơm và phì nhiêu, đá trơn nhẵn và sáng bóng, nếu hội đủ những điều kiện này, khí mới tập trung lại và không mất đi". Ngược lại, “hể hình thế của núi bị sạt lở, khí trên núi bị phát tán gọi là tử khí”. Có thể thấy “khí” và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như thế nào.
Khi khí đang vận hành,
cũng cần có tính liên tục, trong Táng Kinh của Quách Phác có nói: “Khí đến theo
hình mà bị cắt đứt sẽ không chôn cất được. Nhưng có mấy kiểu bị cắt đứt: khí bị
nước vỗ mạnh, khí bị đường cắt ngang, khí bị cái ky, cái xẻng làm tổn thương,
Long di chuyển tới đây, nhất định sẽ gặp những điều hại này”. Ở đây, Long chỉ
“khí”, hy vọng khi khí lưu thông sẽ không bị cản trở.
Sau khi “khí” được dẫn xuống Long mạch, lại có Sa Sơn Thanh Long, Bạch Hổ ở hai bên trái phải kẹp chặt: “Nếu không có Sa Sơn Thanh Long, Bạch Hổ kẹp chặt thì khí sẽ di chuyển thẳng đến gần bờ nước, nước sẽ vỗ mạnh vào bờ và làm khí phát tán”. Dường như lúc này khí đã di chuyển tới nơi cần đến, nên cần phải có Thanh Long, Bạch Hổ kẹp chặt lấy, nếu không nó sẽ lọt ra mất. Sa Sơn Thanh Long, Bạch Hổ ở hai bên trái phải được nói đến ở đây chính là “hình” được nhắc đến ở trên, tức là không gian môi trường, nó giống như một vật chứa, dung nạp khí “ẩn tàng và khó nhận biết".
Trước Sa Sơn còn có Triều Sơn: “Mặt trước mở rộng hướng vào trong, bất kể xa gần, đều gọi là hữu tình, Triều Sơn ở xa cùng với Sa ở trái phải, trước sau đều hướng mặt vào nhau, không nát vụn, bén nhọn, hung hiểm là có thể hòa hợp”. Có thể thấy “hình” của Triều Sơn và Sa Sơn không được xung đột với “khí” mà phải “vì chúng bảo vệ khu huyệt, không để gió thổi vào, bao bọc hữu tình, không thúc bách ép buộc, không làm tổn hại, không quấy phá".
Hai bên Triều Sơn là La Thành, “La Thành, Tổ Sơn phân ra che chắn, bao bọc bên ngoài hình thành hình thế lớn, là dư khí của Long". Có thể thấy, dư khí còn được La Thành bọc quanh, để đảm bảo khíkhông tràn ra ngoài.
Do đó, phía trước có Triều Sơn, phía sau có Tổ Sơn cao to, bên trái có Thanh Long, bên phải có Bạch Hổ, giống như một nhà tứ hợp lớn, lối ra vào duy nhất chính là Thủy Khẩu. Thủy Khẩu là “nơi có nhiều dòng nước tập trung lại" (Thủy Khẩu Thiên Thập), nó rất quan trọng, giống như cánh cửa lớn của nhà tứ hợp, vừa là cống ra vào thôn làng, vừa là con đường lưu thông của khí dồi dào. Nhà tứ hợp luôn có tường che chắn ngoài cổng, để tránh khí bị lọt ra ngoài, làng mạc cũng vậy: “Tổ Sơn mở rộng tạo thành La Thành, dư khí của La Thành thoát ra, dựng trùng trùng lớp lớp cửa, khóa chặt bảo vệ chu đáo" (Thủy Khẩu Thiên Thập). “Cửa”, “khóa chặt” ở đây đều chỉ Thủy Khẩu. Người xưa dùng “hình” bao chặt lấy “khí”, “khí” và “hình" tương trợ tương thành, đây chính là nét đặc sắc của văn hóa truyền thống người xưa.
Bên trong nhà ở cũng nhấn mạnh một hạt nhân, trong gian nhà chính có một cái bàn dài đặt ở giữa, trên bức tường chính thờ ảnh chân dung của tổ tiên, hoặc thờ bài vị tổ tiên ở trên bàn dài, bên dưới thường thờ bài vị “Địa mạch Long thần", tượng trưng cho trung tâm của nhà ở, tức vị trí của “huyệt".
Cho nên nói rằng hạt nhân của ý niệm và điểm trường của trường trong Phong Thủy ít nhiều giông giống như trăm con sông đều đổ về một biển.
Tóm lại, việc người xưa ứng dụng không gian tâm lý tức là “khí” vào trong kiến trúc có thể được xem là tiếng nói của tổ tiên, song khi trình bày phân tích quan hệ giữa “khí” và “hình” lại thường dùng phương pháp Âm Dương, Bát Quái, chiêm bốc, Ngũ Hành, kết hợp cùng nhiều nhân tố khác như kinh nghiệm sống, đạo đức xã hội, v.v.
Ở đây xem khoa học, văn hóa của Chau Á truyền thống và của phương Tây là sự thể hiện bổ sung lẫn nhau của tỉnh thần nhân loại, cả khoa học và văn hóa đều là năng lực của lý tính, là năng lực của trục giác, chúng ta không có cách nào thông qua cái này để suy ra cái kia, cũng không có cách nào đem cái này áp đặt lên cái kia, cả hai đều rất cần thiết, chúng cùng tồn tại trong sự tác động soi chiếu qua lại của một động thái, giống như đôi chân của con người, loạng choạng bước đi mới có thể tiến lên được.
***
Tư liệu lưu trữ, các ban
tham khảo
TRẠCH BẰNG (TAM DO); Phong Thủy Sư – Lương Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét