Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2013

HUYỀN THOẠI VỀ LONG MẠCH Ở DÃY HOÀNH SƠN

Huyền thoại về long mạch ở dãy Hoành Sơn Hoành Sơn một đại địa: Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quận Bình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông C ôn từ phía Tây và phía Bắc chay ra h ợ p nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ. Tam kiệt T ây S ơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn

NHỮNG CÂU CHUYỆN PHONG THỦY LỪNG DANH CỦA LƯU BÁ ÔN

Hình ảnh
Những câu chuyện phong thủy lừng danh của Lưu Bá Ôn Tuy là một nhân vật có thực trong lịch sử, tuy nhiên, người ta lại biết tới Lưu Cơ – Lưu Bá Ôn chủ yếu qua các câu chuyện về phong thủy. Người ta nói rằng, bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc có lưu truyền những truyền thuyết về Lưu Bá Ôn thì ở đó ắt có truyền thuyết về phong thủy. Chuyện kể rằng, sau khi lên ngôi hoàng đế, cũng giống như những vị hoàng đế khác, muốn cho giang sơn do mình gây dựng có thể truyền cho con cháu ngàn vạn đời sau, Chu Nguyên Chương bèn phái Lưu Bá Ôn đi khắp nơi trong cả nước xem phong thủy, tìm mọi cách ngăn chặn xuất hiện những người “mệnh lớn”, có thể cướp đoạt thiên hạ của nhà họ Chu. Lưu Bá Ôn nhận lệnh của Chu Nguyên Chương, lưng mang thần kiếm đi khắp Nam Bắc. Một khi nhìn thấy long mạch lập tức vung kiếm phá bỏ, trừ hậu họa cho hoàng thất họ Chu. Một ngày, Lưu Bá Ôn đi tới Giang Trang ở chân núi Thạch Khanh, bỗng nhiên thấy từ dưới đất có một con trâu bằng đá đang chạy về phía Giang Trang. L

GIAI THOAI VỀ NGÔI MỘ NHÀ HỌ "NGÔ ĐÌNH" LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH

  Giai thoại về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình                                                                                                                              Kho ả ng cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có một nông dân đến ngụ cư trong làng,...vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể. Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số ngàn. Vì mới đến ngụ cư, không có địa vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng cũng chỉ đơn sơ và vội vàng. Ngôi mộ Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi

PHONG THỦY VÙNG ĐẤT THANH HÓA

Hình ảnh
Phong thủy vùng đất Thanh Hóa Câu thành ngữ: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu, tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa. Vì sao vậy? Khi tính từ khi nước Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho đến khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn, thì điểm lại hầu hết các dòng họ vua, chúa đa phần đều phát tích từ đất Thanh Hóa (Ái Châu) mà ra. Đây được xem là vùng đất có nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Hình thế đắc địa như một vương quốc riêng như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”. Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái ch

TRẺ EM SINH PHẠM GIỜ QUAN SÁT VÀ CÁCH HÓA GIẢI

Trẻ sinh phạm giờ Quan Sát (tù tội) và cách hóa giải Một trong những giờ sinh rất "xấu" đối với những đứa bé nào khi trào đời mà không bà mẹ ông bố nào muốn. Đó là sinh phạm giờ Quan sát. Hầu hết là các bà mẹ ông bố đều không biết giờ Quan sát là gì, dưới đây chúng tôi xin nêu cụ thể giờ Quan sát và cách hóa giải khi trẻ sinh phạm giờ Quan sát Trẻ sinh phạm giờ Quan sát thì lớn lên tre ngỗ ngịch, thông minh, bất trị, đặc biệt là dễ phạm vào con đường lao lý và tù tội. Lớn lên sẽ mắc các chứng bệnh về gan. Cách nhận biết trẻ sinh vào Giờ Quan sát: 1. Tháng 1 sinh vào giờ Tị  (9 - 11h) 2. Tháng 2 sinh vào giờ Thìn (7 - 9h) 3. Tháng 3 sinh vào giờ Mão  (5 - 7h) 4. Tháng 4 sinh vào giờ Dần (3 - 5h) 5. Tháng 5 sinh vào giờ Sửu (1- 3h) 6. Tháng 6 sinh vào giờ Tí (23 - 1h) 7. Tháng 7 sinh vào giờ Hợi (21 - 23h) 8. Tháng 8 sinh vào giờ Tuất (19 - 21h) 9. Tháng 9 sinh vào giờ Dậu (17 - 19h) 10. Tháng 10 sinh vào giờ Thân (15 - 17h) 11. Tháng 11 sinh vào giờ Mùi (13

CẦU THANG MAY MẮN HỢP PHONG THỦY

Thế nào là cầu thang may mắn, hợp phong thủy? Nhiều người khi thực hành phong thủy thường không chú ý đến cầu thang. Thật ra, cầu thang có tác dụng rất lớn đến cấu trúc của căn nhà và có ý nghĩa trong phong thủy. Bạn có thể vận dụng một số cách rất đơn giản để phát triển những điểm thuận lợi về mặt phong thủy của cầu thang, nhằm kích thích năng lượng tốt theo đường cầu thang đến tận vùng không gian sống của các thành viên trong gia đình. Khu vực chân cầu thang và cầu thang phải có ánh sáng chiếu vào, nếu không tận dụng được ánh sáng tự nhiên thì phải có đèn điện . Bởi vì điều này sẽ thu hút (năng lượng tốt) lên cầu thang. Đồng thời bạn có thể treo tranh, tượng trưng cho điềm lành ở chân cầu thang, như tranh chữ “Phước” chẳng hạn. Nếu cầu thang hẹp, bạn có thể treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy. Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng ,tài chính gia đình sẽ không bị

TÌM HIỂU HAI CHỮ BÙA CHÚ

Tim hiểu sơ lược hai chữ bùa chú  1/. Chữ Bùa nguyên Hán văn là PHÙ  符   Chữ PHÙ ở đây có ý nghĩa chính là: “sự kết hợp Âm Dương hoàn hảo”, tức là sự suy nghĩ và hành động của con người, sống phải có nhân cách và đúng đạo lý…, Nó thể hiện uy vũ thiêng liêng, đầy quyền năng bí ẩn cao cả, bao la và vĩnh cữu. Tinh thần và quyền lực của Bùa được thể hiện qua các hình thức như: Phù điêu, đồ trang sức, cột mốc ranh giới, cái ổ khóa, binh khí, bảng hiệu, bảng chỉ dẫn, bảng cấm, cái đánh dấu riêng vào vật có chủ, nhà giam, v.v... Bùa có hai loại: 1-  Có hình dáng: Chữ bùa. 2-  Không hình dáng: Bùa bóng.  Những nét bùa thể hiện sự biến chuyển tư tưởng trong tính Âm Dương, Bát quái, Ngũ hành..., vì vậy nó như một loại vũ khí hay lệnh bài… có mang năng lượng và quyền lực bí ẩn đến khắp nơi và tồn tại trong vũ trụ rất lâu dài. 2/. Chữ Chú là từ Hán văn: 咒 Theo phân tích, chữ CHÚ có hai chữ khẩu phía trên, ý nghĩa chính là thể hiện quyền lực bằng lời nói, có hai cách: -   Nội d

HIỂU ĐÚNG CÁC HƯỚNG TRONG PHONG THỦY

Hiểu đúng về các hướng trong phong thủy Quá trình tìm kiếm, chọn lọc nơi chốn cư ngụ của con người nhằm đảm bảo sinh tồn đã hình thành nên khoa học Phong Thủy trên cơ sở triết học và những khoa học liên quan khác nhau như thiên văn học, địa lý, xây dựng, mỹ thuật… một cách hệ thống và duy vật biện chứng. Trong môi trường thiên nhiên, các hướng đều không thay đổi và khi đặt la bàn, khi xem bản đồ ta đều dễ dàng tìm ra hướng Bắc-Nam và từ đó suy ra các hướng khác. Sở dĩ bà con thấy lẫn lộn về cách gọi các hướng tốt xấu là vì có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng. Bốn phương tám hướng mà chúng ta biết (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Tây-Nam, Tây-Bắc, Đông-Nam) đều có các đặc tính riêng tùy theo tiêu chí xem xét. Có 4 tiêu chí sau để xem xét tốt xấu cho phương hướng: Tốt xấu theo hướng Khí Hậu: ví dụ như hướng Nam và lân cận Nam (Đông-Nam và Tây-Nam) là những hướng tốt bởi có gió mát và ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi hướng Tây, Tây-Bắc thì nắng g

CÁC LOẠI NHÀ KHÔNG NÊN MUA

10 kiểu nhà không nên mua 1/. Không nên mua nhà ở mà cách không xa đó có tòa nhà cao tầng (bởi vì nó sẽ chặn mất dương khí, khi đó âm thắng dương suy; còn nếu là ở sau lưng thì lại là vấn đề khác). 2/.  Không nên mua nhà gần miếu mạo, nơi đặt bình đựng di cốt, nghĩa trang, đền thờ, lăng mộ (âm khí quá thịnh). 3/. Không nên mua nhà có hình chữ khẩu ( 口 ). Theo quan niệm phong thủy, ở trong loại nhà có hình dạng này được ví như “người trong giếng”, không thể phát phúc phát quý. 4/.  Không nên mua nhà có hình chữ “T” vì theo các chuyên gia phong thủy, kiểu nhà này không thể tàng phong tụ khí, chủ dễ bị bần hàn. 5/.  Không nên mua nhà có khoảng trống phía trước nhỏ hẹp, như một đường kẻ vạch. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng “đường kẻ” này ngăn sự giàu có không vào được nhà.   6/.  Đối với người kinh doanh, buôn bán, không nên mua nhà có phòng khách chật hẹp vì phòng khách kiểu này không tụ tài. 7/.  Nếu gia đình có ít người thì không nên mua nhà quá to. Giới nghiên c

BẾP DÙNG CHUNG CÓ CẦN THEO PHONG THỦY

Hình ảnh
Bếp xài chung có cần theo phong thuỷ? Có thể thấy ngôi nhà Việt Nam từ xưa dù chỉ là nhà tranh vách đất cũng luôn được cha ông ta chú trọng bài trí, sắp xếp theo các nguyên tắc phong thuỷ và văn hoá truyền thống. “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”, dù chỉ trong bữa cơm cũng phải trông trước trông sau, huống chi là cả ngôi nhà tuy chỉ ở tạm thời cũng nên quan tâm đến sắp xếp chu đáo. Nhiều ngôi nhà có thể thuộc dạng “cấp thấp” về tiêu chuẩn xây dựng, nhưng không nên vì thế mà thiếu chú ý bài trí hài hòa phong thuỷ. Ngoài những lưu tâm như mọi nhà khác về hướng cửa – hướng sinh hoạt chủ nhân, thì bếp nấu là một thành phần không thể thiếu trong bộ ba cơ bản môn – táo – chủ. Thiếu bếp, dù là một bếp rất nhỏ, nhà cũng chỉ coi như một phòng. Vì vậy, cho dù diện tích nhà bạn ở có chật hẹp, thiết nghĩ một góc để nấu ăn không phải là quá khó nếu muốn sắp xếp. Các căn hộ loại nhỏ, căn hộ studio trên thế giới đã làm chỉ khoảng 35m2 vẫn có một góc bếp gọn gàng xinh xắn, tiện dụng. Dĩ nhiê