Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2015

CỬU CA THẬP QUYẾT

Cửu ca thập quyết 1/. Đất cần phải có mười điều: Một, phải hóa sinh khai trướng; Hai, phải hai tai chọc trời; Ba. Phải râu tôm mắt cua; Bốn, phải bên trái bên phải lượn vòng; Năm, phải thượng hạ tam đình; Sáu, phải sa cước (chân sa) dễ xê dịch; Bảy, phải minh đường sáng sủa; Tám, phải thủy khẩu che chắn; Chín, phải minh đường đón dương; Mười, phải chín khúc quanh co. 2/. Đất có mười điều không được táng: Một, không táng nơi có đá tảng lổn nhổn; Hai, không táng nơi nước xiết, đầu gềnh; Ba. Không táng nơi rãnh cụt, cảnh tuyệt; Bốn, không táng nơi núi đơn côi; Năm, không táng nơi thần trước miếu sau; Sáu, không táng nơi xung quanh tù hãm; Bảy, không táng nơi núi đồi tản mạn; Tám, không táng nơi phong thủy buồn thảm; Chín, không táng nơi dưới chỗ táng địa hình thấp nhỏ; Mười, không táng nơi thủy khẩu bế tắc. 3/. Đất có mười điều phát phú: Một, minh đường cao to; Hai, chủ khách ăn ý; Ba, dáng long phục hổ; Bốn, mộc tước như chuông treo; Năm, ngũ sơn cao vút đẹp đẽ; Sáu, n

CHỌN NƠI LÀM NHÀ

Hình ảnh
Thế đất làm nhà ở * Chọn đất làm nhà phải hài hòa với môi trường Nguời Việt Nam rất coi trọng việc chọn phương hướng, địa hình, thế đất để dựng nhà, đặt mộ và các công trình xây dựng khác. Đất lập nhà cửa gọi là Dương cơ , đất để mồ mả gọi là Âm phần. Chọn đất làm nhà là yếu tố đầu tiên, các bậc hiền triết tổ tiên đều có quan điểm: Nhà ở phải đạt tới sự hài hòa với môi trường tự nhiên. Không chống lại thiên nhiên. * Nhà đất cân vuông – phú quý song toàn Nhà và đất cân đôi vuông vắn hình chữ nhật và hình vuông, chủ cát lợi. Nhà đất không vuông, địa khí không lưu thông, chủ bất lợi. Nhà hướng trục Nam – Bắc dài, trục Đông – Tây ngắn, có hình chữ nhật rất cát lợi, phú quý lưỡng đắc. Đất nhà méo lệch dù ở chính phương cũng bất lợi. Nhà lệch ở hướng Càn, chủ không vong (hung); nhà lệch Khảm, Cấn, Chấn con trai không vong (hung); Nhà lệch ở hướng Tốn, Ly, Đoài con gái không vong (hung); Nhà lệch ở hướng Khôn, nữ chủ nhân không vong (hung). Nếu bên phải dài bên trái ngắ

THẾ NƯỚC VÀ NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ NHÀ Ở

Thế nước và nguyên tắc bố trí nhà ở     Nói chung, trong một dãy núi, nơi nước chảy đến gọi là Thiên Môn, nếu nước chảy đến mà không nhìn thấy nguồn gọi là “ Thiên Môn ” mở, Thiên Môn mở thì nguồn tiền tài sẽ dồi dào. Nơi nước chảy đi gọi là Địa Hộ, không thấy nước chảy đi gọi là “ Địa Hộ ” đóng, Địa Hộ đóng lại thì tiền của không bao giờ cạn kiệt. Đây chính là điều mà người xưa đã từng nói: “Nguồn nước chảy đến phải quanh co bao bọc hữu tình, không được chảy thẳng và đóng lại, nơi nước chảy ra nên đóng kín, sợ nhất là nước chảy thẳng một mạch mà không gom lại”.     Lựa chọn xong thế nước tốt như vậy, bước tiếp theo là phải tìm đất bố trí nhà ở, thông thường nên xây dựng nhà ở “Sầm vị”. Sầm vị chính là mặt có nước bao quanh, thông thường không thể xây nền nhà ở ven sông. Điều này rất phù hợp với nguyên lý lực học của sông nước. Ở nơi khúc khuỷu của dòng sông, do lực quán tính của nước, trải qua thời gian càng dài thì càng được bồi thêm đất, nếu ở bên ngược lại thì lâu dần đất

PHONG THỦY (ĐỊA SINH HỌC) MÔN HỌC VỀ CÁC LUỒNG SÓNG ĐỘC HẠI

Phong Thủy (Địa sinh học) hoặc môn học về các luồng sóng độc hại “Tử Khí”     Đa số các tác giả đều cho rằng có những tia độc hại (tử khí) phát ra từ cơ thể, vùng đất, dòng nước chảy, gây trở ngại cho sức khỏe, cơ thể, có thể đưa đến bệnh trầm trọng thêm cho từng người như: tâm thần, thấp khớp hoặc ung thư. Vậy thì sự thật là do đâu? Thử nhận xét về vấn đề này qua các yếu tố cụ thể của Địa sinh học, theo sát nghĩa thì đó là khoa học tổng quát, nghiên cứu về các sự kiện liên quan giữa các sinh vật và trái đất.     Do đó các nhà nghiên cứu đã đề ra môn y học về chổ ở. Rất nhiều nhà nghiên cứu, thường là nhà Cảm xạ học, đề nghị cho phép xem lại căn nhà của những bệnh nhân, nhất là những trường hợp bệnh như: -          Mất ngủ -          Mệt mỏi; bần thần khi thức dậy -          Đau nhức khớp xương     Mà trong quá trình điều trị lâu dài; bệnh thì lúc giảm lúc không, thì có thể nguyên nhân là do bức xạ từ chổ họ ở, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Luồng sóng độc

THIÊN CAN ĐỊA CHI 60 GIÁP TÝ

Can chi 60 Giáp tý Thiên can địa chi có ý nghĩa thực tế gì không? Vì sao dung can chi để hiển thị thời gian và phương vị? Có không ít người hỏi như vậy. “Thiên can địa chi” gọi tắt là “can chi”. Người sau giải thích rằng “ Can như can (thận) của cây, cường (mạnh) là dương, chi như chi (cành) của cây, nhược (yếu) là âm. Nghĩa gốc của can chi là mưu tả quá trình sinh trưởng của cây cối hoặc thực vật theo mùa tiết. Ý nghĩa nguyên thủy của mười thiên can như sau: Giáp là “ Khai Giáp ” vạn vật phá vỏ cứng mà đi ra (lên). Ất là “ Yết ” van vật mới mọc, yếu ớt, cong gập. Bính là “ Bỉnh ” ánh sáng đầy đủ muôn vật tỏ rõ. Đinh là “ Tráng ” vạn vật trưởng thành khỏe mạnh, đã thành “Tráng đinh” (Người nam khỏe mạnh). Mậu là “ Mậu ” vạn vật sinh trưởng sum suê. Kỷ là “ Khởi” vạn vật từ cong gập mà vươn thẳng dậy. Canh là “ Cánh ” vạn vật đổi mới, mùa thu thu hoạch chờ mùa xuân sau. Tân là “ Tân ” vạn vật thay đổi, hoa quả mới thành. Nhâm là “ Nhâm ” dương khí tiềm