Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2013

TẠI SAO NHÀ Ở KHÔNG NÊN THẤP HƠN NHÀ NGƯỜI KHÁC

Hình ảnh
Tại sao nhà ở không nên thấp hơn nhà người khác? Một số người thích sống ở những khu vực có tòa nhà cao như khu thương nghiệp phồn hoa hoặc các khu vực náo nhiệt, thích sự tiện lợi khi mua sắm ở đó & thuận tiện để đi đến những nơi công cộng xung quanh. Thật ra những nơi như vậy không phải thích hợp cho cư trú. Phong thuỷ học chú trọng sự hài hòa của trường khí. Thế thì sự hài hòa đó có liên quan đến những yếu tố nào? Phong Thủy học kinh điển “Thanh nang kinh” viết “Lý ngụ vu khí, khí hựu vu hình” nghĩa là có hình như thế nào thì có khí như thế ấy.  Những nơi phồn hoa cao cấp, thường là những tòa nhà cao tầng, đều có cảm giác hiện đại với những cốt thép, bê tông. Có người cho rằng khí ở đây thịnh vượng nhất & là môi trường nhà ở tốt. Nào ngờ trường khí ở đây không thích hợp cho người cư ngụ vì các lý do sau đây: 1/. Nhà ở kỵ đối diện có kiến trúc cao lớn. Phong Thủy học truyền thống cho rằng sinh khí của kiến trúc cao lớn mạnh hơn sinh khí của kiến trúc thấp bé

CHỌN VỊ TRÍ XÂY NHÀ

Chọn vị trí xây nhà     Các nhà phong thủy xưa đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà cửa. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô thị khan hiếm, địa hình địa mạo chịu nhiều biến đổi nhân tạo, việc ứng dụng các nguyên tắc xưa cần được xem xét phù hợp vối bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn cử các nguyên tắc vận dụng sau:     1- Theo phong thủy xưa: Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người ở bất an, đau ốm. Rõ ràng nhũng vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nuớc chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết ... Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thường xuyên chịu bức xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên ...) và các hoạt động tập trung đông ngư

THIÊN NHIÊN NHÂN HỢP NHẤT

Hình ảnh
THIÊN NHIÊN NHÂN HỢP NHẤT    I - ĐỊNH NGHĨA Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển. Trong y học người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ gìn sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện. II – HOÀN CẢNH VÀ CON NGƯỜI 1. Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn tác động đến con người. a) Hoàn cảnh tự nhiên: Gồm khí hậu, thời tiết, địa lý, tập quán sinh hoạt: Khí hậu, thời tiết bốn mùa gồm 6 thứ khí (lực khí), phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm thấp), táo (độ khô), hoả (nóng) luôn luôn có mặt theo mùa tác động đến sức khoẻ con người. Khi sức khoẻ yếu (chính khí hư), chúng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh bên ngoài gọi là tà khí. Hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt như: miền đồng bằng, miền rừng núi

NHỮNG BĂNG CHỨNG VỀ TÁI SINH (8)

8/.Những Bằng Chứng Về Tái Sinh   Sự Tái Sinh Của Những Vị Hóa Thân.       Những Bằng Chứng Về Tái Sinh Qua Những Trường Hợp Có Thật Đã Xảy Ra Khắp Nơi Trên Thế Giới: Lịch sử về nguồn gốc của thuyết tái sanh thật quá lâu đời, có thể nói thuyết này xuất hiện từ khởi thủy của nền văn minh nhân loại, như Đại Đức Dhammananda đã phát biểu, tuy nhiên trước đây thuyết này vẫn bị nhiều người cho rằng đó chỉ là một thuyết hoàn toàn có tính cách tôn giáo mà thôi. Mãi đến sau này, các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà khoa học đã bắt đầu đi sâu vào lãnh vực tìm hiểu vấn đề tái sanh. Không ai tưởng tượng được một vấn đề lúc đầu được xem là có tính cách tôn giáo, phiêu linh và có khi còn gọi là mơ hồ nữa lại đã và đang được vô số các nhà khoa học ở thế kỷ thứ 20 đổ xô vào nghiên cứu, phần lớn họ là những nhà vật lý, những giáo sư, những bác sĩ, những nhà báo... Họ làm việc hết sức vô tư mà chủ đích là mong tìm được lời giải đáp cho vấn đề, vì khắp nơi trên thế giới (chớ không riêng g