Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

ĐẶT TƯỢNG, TRANH NGỰA TRONG PHONG THỦY

  ĐẶT TƯỢNG, TRANH NGỰA TRONG PHONG THỦY *** Trong phong thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiện nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Tương ngựa nên đặt ở vị trí phía Nam hoặc Tây Bắc. vi Ngọ ở hướng Nam. Số lượng tượng ngựa tốt nhất là 2, 3, 6, 8, 9 con trong đó 6 con là tốt nhất vì số "6" đọc là “lục" đồng âm với “lộc”. Người tuổi Tý, Mão, Dậu, Sửu không nên đặt tượng ngựa trong phòng khách. Không đặt tượng ngựa ở phương Bắc vì ngựa ngũ hành thuộc Hỏa. Khi đặt tượng ngựa cần lưu ý: 1.     Đặc biệt người tuổi Tý không nên dùng tranh ngựa và tượng ngựa.   2  Đặt một đôi ngựa đồng nơi bàn làm việc thường ngày hoặc nơi khu tài lộc của nhà mình.   3.    Nơi cửa sổ gần bàn làm việc, Tranh ngựa sau lưng hoặc trước mặt nơi ngồi làm việc.   4.    Đặt tranh hoặc tượng không nên quay đầu ngựa trở ra hướng ngoài cửa, không nên đặt trong bép hoặc trong nhà tắm.   5.    Số lượn

CHẾ HÓA SÁT KHÍ

  CHẾ HÓA SÁT KHÍ   Chế hóa sát là khâu cơ bản cuối cùng của thuật phong thủy. Nếu chúng ta đã cho rằng một công trình kiến trúc cũng như một cơ thể sống thì việc tính toán sơn hướng, cung độ, xác định cát hung của nó chính là quá trình chuẩn đoán bệnh, mặc dù quá trình chuẩn đoán bệnh là một quá trình rất khó và gian nan, nhưng sau khi chẩn đoán ra được bệnh rồi thì sao, quá trình này sẽ thành vô nghĩa nếu chúng ta không đề ra được phương thuốc chữa trị thích hợp và hữu hiệu. Vậy vấn đề cốt lõi ở đây là phải tìm ra được thuốc chữa. Những loại thuốc đó đối với khoa Phong thủy chính là các biện pháp chế hóa sát thích hợp.   Chế hóa sát là một phép làm thông thường của những nhà Địa lý Phong thủy, vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ thuật.   Tính khoa học của nó thể hiện ở trên nguyên lý chế hóa phải phù hợp với nguyên tắc sinh khắc của Ngũ hành. Nếu vùng sát khí là Kim thì phải dùng Hỏa để chế, không có Hỏa có thể dùng Thủy, Mộc để hóa. Vùng tụ sát là Hỏa thì phải dùng T

ĐẤT LÀ AO, HỒ, ĐẦM, GIẾNG.. ĐÃ ĐƯỢC SAN LẤP CẦN HÓA GIẢI PHONG THỦY

  ĐẤT LÀ AO, HỒ, ĐẦM, GIẾNG.. ĐÃ ĐƯỢC SAN LẤP CẦN HÓA GIẢI PHONG THỦY *** Theo Lý thuyết Phong thủy về tướng đất, những đất có lịch sử san lấp ao, hồ, đầm, giếng v.v... mà thành đều có tướng đất xấu. Song đối với những thửa đất lấp giếng nước mà thành là thuộc tướng đất hung. Lý do xấu là do thửa đất có nền do lấp giếng, tức nền trên một mạch thủy ngầm - “Long ẩn”. Làm nhà “đè lên mình rồng" để ở là điều tối kỵ. Cư nhân sẽ mắc nhiều thứ bệnh (tất nhiên không phải do rồng) thực chất là do tác động của dòng thủy khí sát luôn chuyển dịch dưới nền nhà. Thủy khí sát gây ra hiệu ứng rối loạn trường phong thủy khí vào trong gia cư. Đó là nguyên nhân các cư nhân luôn phải hao tổn nhiều sinh lực để đối phó lại sự nhiễu loạn trường khí. - Những thửa đất có lịch sử ao, hồ, đầm được san lấp mà thành đều thuộc đất xấu. Phong thủy xếp các loại thửa đất như trên là loại không liền thổ. Các lớp đất mới và cũ không liên kết hoàn toàn hoặc chưa hoàn toàn dễ bị sụt lún và gây ra địa sóng khô

PHONG THỦY BÀN ĂN

  PHONG THỦY BÀN ĂN *** 1/. Bàn ăn: nhìn từ góc độ phong thủy.   Bữa ăn gia đình thể hiện ý nghĩa sâu sắc về khái niệm “tổ ấm”, là một thành tố quan trọng sống còn trong đời sống gia đình, là nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.   Có thể nói, yếu tố góp phần cho bữa ăn gia đình thêm ấm cúng hơn đó chính là cách thiết kế bàn ăn, đây chính là nơi tuyệt vời nhất để cả nhà cùng quây quần bên nhau.   Từ lâu, bàn ăn đã trở thành góc yêu thương của mỗi gia đình. Sự cát hung suy vượng của nó có ảnh hưởng lớn đến phong thủy nhà ở, nhưng lại chưa được xem trọng, dẫn đến sức khỏe mọi người bị tổn hại. Ngày nay, bàn ăn được thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau, có loại hình bầu dục, hình trái tim, hình tam giác, hình lục giác, bát giác..tùy theo “gu” thẩm mỹ của mỗi người.                                  2/. Phòng ăn có thể đặt trong nhà bếp.   Do không gian có hạn, nhiều gia đình dùng nơi nấu nướng làm phòng ăn. Phòng ăn, nhà bếp, toa lét nên đặt ở nửa sau ngôi nhà. Nếu có điều

THỦY CÂU: KHÔNG NÊN Ở PHƯƠNG HOÀNG TUYỀN VÀ PHƯƠNG DIỆU SÁT CỦA NGÔI NHÀ

  THỦY CÂU: KHÔNG NÊN Ở PHƯƠNG HOÀNG TUYỀN  VÀ PHƯƠNG DIỆU SÁT CỦA NGÔI NHÀ *** Thủy câu là chỉ rãnh ngầm thoát nước trong nhà, thích hợp ẩn giấu, không nên hiển lộ, nếu đào rãnh thoát nước, tốt nhất chảy thuận, từ phương vị Thiên can chảy uốn khúc, như vậy khí không bị lưu tán, nếu lưu lượng thoát ra lớn theo đường thẳng sẽ bất lợi cho tích tụ tài. Rãnh thải nước thông thường từ sau nhà đến trước nhà hoặc từ một bên hoặc từ hai bên, vòng qua sân, cuối cùng tích tụ ở một chỗ, chảy ra bên ngoài nhà, vị trí của thoát nước khá quan trọng. CHÚ Ý KHI BỐ TRÍ THỦY CÂU Phong thủy học thường cho rằng cửa thoát nước không nên ở phương vị Địa chi, đặc biệt là 3 phương vị cấm kỵ sau: Một là phương Hoàng tuyền của tọa hướng, hai là phương Diệu sát của tọa sơn, ba là mệnh vị của trạch chủ, tức vị trí đối ứng Địa chi năm sinh. Cửa thoát nước nên ở phương vị nào của ngôi nhà sẽ cát lợi? Ở phương vị Thành môn là cát lợi. Vị trí Thành môn có thể thải nước và đón nước vào. Cửa thoát nước