Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2014

PHONG THỦY LẦU NĂM GÓC

Hình ảnh
Bí ẩn phong thủy của Lầu Năm Góc Kết cấu phong thủy của Lầu Năm Góc có một mối liên hệ mật thiết đến vận hạn nước Mỹ trong những năm vừa qua… Lầu Năm Góc là một trong những tòa nhà quan trọng bậc nhất của nước Mỹ. Tòa nhà đồ sộ được thiết kế theo hình ngũ giác này chính là nơi đặt cơ quan đầu não của Bộ quốc phòng Mỹ, quyết định mọi vấn đề liên quan đến an ninh và quân sự quốc gia. Trong nhiều trường hợp, quyền lực của Lầu Năm Góc không hề thua kém gì Nhà Trắng. Chính vì thế nhiều người cho rằng, kết cấu phong thủy của Lầu Năm Góc có một mối liên hệ mật thiết đến vận hạn của nước Mỹ trong những năm vừa qua. Một số nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng hàng loạt những thiết kế và bố trí của Lầu Năm Góc có liên quan mật thiết đến con số 5. Không chỉ được thiết kế theo hình ngũ giác (5 cạnh), có 5 dãy nhà song song mỗi cạnh, người ta còn tìm thấy sự hiện diện của con số 5 một cách ngẫu nhiên và trùng hợp trong nhiều bố trí khác.                                            

TRẤN YỂM LONG MẠCH Ở LÀNG MA ÁM

Hình ảnh
Kỳ bí chuyện sư thầy trấn yểm long mạch ở ‘làng ma ám’ .    . Vị thiền sư đó là sư cụ Thích Phúc Trí, trụ trì chùa Thiên Trúc ở làng Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội). Tai họa liêp tiếp đổ lên đầu người dân làng   Vân Gia  (Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội) khiến người dân đổ xô đi tìm thầy cúng, thầy bói. Nhiều thầy lên đất này, nhìn thấy “long mạch” bị đào phá nham nhở thì lắc đầu bảo chịu, không thể cứu nổi nữa. Đang lúc hoang mang, thì một người kể về một vị thiền sư đắc đạo, chuyên trấn yểm trị long mạch. Vị thiền sư đó là sư cụ  Thích Phúc Trí  , trụ trì chùa Thiên Trúc ở làng Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội).                                                   Sư Thầy Thích Phúc Trí Nghe người dân ca ngợi sư cụ đã 95 tuổi này, tôi đã tìm về chùa Thiên Phúc vài lần, song không gặp được ngài. Theo các vãi, thì sư cụ đã đóng cửa ẩn tu ở chùa La Dương và không muốn gặp người trần tục nữa. Việc mời s

THÁI SƠN THẠCH CẢM ĐƯƠNG

Hình ảnh
Thái Sơn Thạch cảm đương Thái Sơn Thạch cảm đương trấn tà - Chống đỡ sát khí Đây là hình ảnh ngọn núi Thạch cảm đương với hai con nghê đứng hai bên. Vật khí này dùng để vô hiệu hóa sát khí. Nó được coi là vật khí mạnh mẽ để bảo trợ cũng như mang đến may mắn, nó có thể tiếp dẫn 10 sở nguyện như : 1. Trừ hại của Bát quỉ 2. Bảo vệ chống lại tai ách đến gia đình, nhà cửa. 3. Hỗ trợ và loại trừ cạnh tranh đối với những nhân vật cao cấp và chống đỡ lại những đe dọa từ bên ngoài 4. Nó có tác dụng loại trừ tà khí, giữ sức khỏe cho gia đình 5. Nó mang ý nghĩa cầu may mắn đến nhà 6. Nó có ý nghĩa cứu giải cho thành viên bị đang đau yếu trong gia đình 7. Nó dẫn lái tà khí chệch ra ngoài nhà, có tác dụng như một gương bát quái 8. Nó có ý nghĩa chống lại những tai nạn từ bên ngoài xâm nhập 9. Chống lại sự dòm ngõ của những kẻ trộm cắp 10. Sự hiện diện của nó tựa như tượng Phúc Lộc Thọ Thạch cảm đương dùng để chống lại sát khí, tử khí từ nghĩa trang, bệnh việ

PHƯƠNG PHÁP TRỪ TÀ CỦA NGƯỜI CỔ ĐẠI

Hình ảnh
Phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại   Theo các nhà khảo cổ học, việc chôn trứng dưới nền nhà sẽ giúp người xưa tránh khỏi ma quỷ và thảm họa trong tương lai. Trong khi khai quật một tòa nhà cổ ở Sardis, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy chiếc bát và bình nhỏ bị chôn vùi dưới lớp đất đá sau trận động đất xảy ra vào năm 17. Đi vào nghiên cứu, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi phát hiện trong chiếc bát có một vỏ trứng, một đồng xu, và ít công cụ bằng đồng nhỏ vẫn còn nguyên vẹn. Theo đó, việc những vật dụng này chôn dưới nền đất được coi như một lá bùa may mắn, giúp người dân tránh khỏi ma quỷ và các thảm họa trong tương lai. Nhà khảo cổ Elizabeth Raubolt thuộc ĐH Missouri , Columbia cho biết:   "Những phát hiện này thực sự rất tuyệt vời. Chúng tôi may mắn tìm thấy một vỏ trứng còn nguyên vẹn. Điều này cho phép chúng tôi đục một lỗ tròn nhỏ và khám phá bí ẩn bên trong nó". Nhà sử học La Mã Pliny cho rằng,

HUYỀN TÍCH NÚI BÀ ĐEN

Hình ảnh
Huyền tích núi Bà Đen Độ cao:   996 m Người ta vẫn thường gọi núi Bà Đen là núi Bà với lòng kính cẩn chốn thờ tự linh thiêng. Có nhiều huyền thoại về những di tích trên núi Bà - ngọn núi được xem là biểu tượng thiêng liêng của vùng đất Tây Ninh trù phú, là "nóc nhà" của Đông Nam Bộ… “Nóc nhà” Đông Nam Bộ Cứ mỗi dịp xuân về, mọi người từ khắp nơi lại nườm nượp đổ về núi Bà Đen hành hương lễ bái, viếng Bà và cũng để vãn cảnh ngọn núi cao và đẹp – cách TP HCM hơn 100km về hướng Tây Nam. Núi Bà đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Trông xa xa ngọn núi như chiếc nón bài thơ nằm úp giữa vùng đồng bằng trù phú với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, cây cối tươi tốt quanh năm. Quần thể núi Bà trải rộng 24km², là một quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, gồm cụm 3 ngọn núi là núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo, trong đó cao nhất là núi Bà Đen. Nói đến núi Bà, người ta nghĩ ngay đến Điện Bà, tức là chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Điện Bà ở lưng chừng núi với h

TÌM HIỂU VỀ CHÍN PHƯƠNG TRỜI, MƯỜI PHƯƠNG PHẬT

Hình ảnh
Tìm hiểu về “chín phương trời; mười phương phật” A/. Chín phương trời  : Hiểu theo dân gian Việt Nam gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và trung ương. Người Trung Quốc cổ đại gọi chín phương trời là cửu dã   hay cửu thiên   bao gồm trung ương và tám phương hướng – tức là tứ chính   (bốn hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc) và tứ ngung  (bốn góc: Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc). Theo sách Lã Thị Xuân Thu (chương Hữu thủy lãm) đời nhà Tần, chín phương trời có tên gọi và vị trí như sau: (1) Ở trung ương gọi là Quân Thiên   (quân: đều đặn, quân bình); (2) Phương Đông là Thương Thiên   (thương: màu xanh biếc); (3) Phương Đông Bắc là Biến Thiên   (biến: thay đổi); (4) Phương Bắc là Huyền Thiên   (huyền: màu đen huyền); (5) Phương Tây Bắc là U Thiên   (u: tối tăm, kín đáo, sâu xa); (6) Phương Tây là Hạo Thiên   (hạo: sáng trắng); (7) Phương Tây Nam là Chu Thiên   (chu: màu đỏ như son); (8) Phương Nam là Viêm Thiên   (viê

LƯU Ý ĐƯỜNG NƯỚC DẪN VÀO NHÀ

Hình ảnh
Những lưu ý với đường nước vào nhà       Đường nước dùng để chỉ đường dẫn nước vào và ra. Người xưa một mặt ý thức được việc dòng nước có thể ảnh hưởng đến khí, “ khí dương thổi theo gió, khí âm thổi theo nước” – “Nơi có khí thuận theo âm dương thích hợp để sinh sống”, mặt khác cũng cho rằng, nước là nguồn mang lại sự giàu có vì thế đặc biệt coi trọng đường nước, coi nó là thần bảo hộ và đường sinh mệnh.           Tiêu chuẩn đường nước hợp lý là: “thiên môn khai, địa hộ bế”. Nơi nào nước chảy đến gọi là cửa trời, nước đến mà không thấy nguồn gọi là cửa trời mở. Nơi nước chảy đi gọi là cửa đất, nơi không thấy nước chảy đi gọi là c ử a đất đóng. Nước chảy đi tượng trưng cho của cải, cửa mở của cải đến, cửa đóng thì của cải dùng không hết. Cửa trời cửa đất đã giới định cả một khu vực xóm làng, tượng trưng cho nhà cửa và linh hồn của xóm làng.     Trước cửa nhà có nước gọi là tiền đường tụ thủy, tư tưởng truyền thống cho rằn

ĐỘ TUỔI CHÚC THỌ

Độ tuổi chúc “Thọ” Chúng ta có thể hiểu rằng chữ “Thọ” là chỉ cho những người có tuổi tác cao (tức là cao niên, sống lâu) nên con cháu trong gia đình hoặc là thân tộc làm lễ mừng thọ các Cụ Ông, Cụ Bà. Đó là tấm lòng hiếu thảo của con người đối với Ông Bà Cha Mẹ. Ngày nay, trong nhà Đạo cũng có những đệ tử vì niềm hiếu đạo đối với các bậc Thầy Tổ, quí vị đệ tử thể hiện “Tâm Trung, Nghĩa Đạo” chân thành mà thỉnh thoảng có tổ chức mừng Thọ cho Thầy mình. Lại cũng có những bậc thầy không muốn cho đệ tử tổ chức lễ mừng thọ, mà cốt mong sao đệ tử giữ đúng giới hạnh tu hành tinh tấn, dõng mãnh và giữ nguyện hy sinh đời mình, đem thân tâm phụng sự chánh Pháp, phụng sự chúng sanh, ấy là báo đáp công sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, Ông bà và Thầy Tổ rồi vậy. Chữ “Thọ” nầy cũng có thể phân ra nhiều bậc, để biết bậc nào là thọ thấp, thọ cao, thọ nhiều tuổi, ít tuổi v.v… nên chúng ta một khi nghe được những từ ngữ trong lời chúc thọ, thì sẽ biết được vị ấy thọ ở cấp nào : V