Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

CHẾ SÁT VÀ HÓA SÁT

Chế sát và hóa sát     Người xưa, khi trạch cát, đoán ngày hung, ngoài việc xem số lượng và sức mạnh của cát thần, hung thần trong ngày, còn xem xét tường tận mức độ của cát, hung, việc sinh khắc, chế, hóa của ngũ hành xem có chế hay không chế, có thể hóa hay không thể hóa, để quyết định nên theo hay nên chống lại. Nguyên tắc chung là: Đại sát thì tránh, trung sát thì chế hoặc hóa, tiểu sát thì không cần quan tâm. Có nghĩa là, với các loại nguyên hung đại sát như Thái tuế, Tuế phá, Nguyệt kiến thì có thể tránh xa hoặc tìm cơ hội luồn lách vào chổ sơ hở của các thần sát trên. Đối với các hung thần loại trung như Tọa sát, Hướng sát, Nguyệt hình, Nguyệt hại, Bệnh phù, Tử phù, có thể dùng biện pháp “chế” hoặc “hóa” để đối phó. Còn đối với những tiểu sát bé vô danh thì không cần quan tâm đến. Việc “chế sát”, và “hóa sát” là cách xử lý linh hoạt thứ hai của cổ nhân khi trạch cát.     Thế nào là “chế sát”? “chế sát” là phương pháp căn cứ vào ngũ hành của hung sát, dùng yếu tố tương khắc

ỨNG DỤNG CỦA VIỆC CHỌN NƯỚC TRONG PHONG THỦY

Ứng dụng cụ thể của việc chọn nước trong Phong Thủy     Trong Phong Thủy, việc chọn nước có ý nghĩa vô cùng quan trong. Lý luận Phong Thủy cho rằng “đất tốt không thể thiếu nước”, cho nên “tìm Long, chọn đất phải kỹ lưỡng, trước tiên cần quan sát thế nước”, hãy nhìn nước trước khi nhìn núi, có núi mà không có nước thì chớ tìm đất”, nước được các thầy Phong Thủy đặc biệt xem trọng. Họ xem nước là huyết mạch của núi, muốn tìm Long thì đến nơi có núi sông bao bọc, nơi hai dòng nước hội tụ, nước giao nhau thì Long dừng lại. Do dòng nước chảy uốn lượn quanh co, lúc nhanh lúc chậm , biến hóa khôn lường, vì thế các thầy Phong Thủy cũng ví nước như Long, gọi là “Thủy Long”. Thủy Long Kinh là cuốn sách Phong Thủy chuyên bàn về mối quan hệ giữa hình thế của thủy hệ với việc chọn đất, nó đã tập hợp hơn trăm loại bố cục dòng nước lành giữ của Âm trạch và Dương trạch để cung cấp cho mọi người cùng tham khảo. Vùng đồng bằng không có sơn mạch để làm căn cứ, nên khi các thầy Phong Thủy chọn đất

NƯỚC LÀ HUYẾT MẠCH CỦA TRÁI ĐẤT, ĐẤT TỐT PHẢI CÓ NƯỚC TỐT

Nước là huyết mạch của trái đất, đất tốt phải có nước tốt    Lý luận Phong Thủy cho rằng: “Đất tốt không thể không có nước”, “nguyên tắc của địa lý chính là núi và nước mà thôi”. Thậm chí còn cho rằng: “Hãy nhìn nước trước khi nhìn núi, có núi mà không có nước thì chớ tìm đất”.    Theo quan điểm ngày nay, chúng ta phải xem trọng thủy pháp, trước tiên bởi vì nước vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái tức là “địa khí”, “sinh khí”. Phong Thủy cho rằng: “Huyết mạch của núi chính là nước”, “xương, thịt, da, lông của núi chính là đá, đất, cỏ, cây”, “tất cả đều kết nối thông suốt với huyết mạch”.    Tục ngữ nói núi quản nhân khẩu, nước quản tiền tài. Đây chẳng qua là nhận thức lấy nông nghiệp làm gốc, xem nước là huyết mạch sinh mệnh của nông nghiệp. Bởi vì mọi sự thuận tiện trong việc cày cấy, nuôi cá, ăn uống, tắm giặt, tàu bè đi lại cho đến điều hòa tiểu khí hậu, không có cái nào là không nhờ vào nước.    Các thầy Phong Thủy xem trọng mọi loại học thuyết tốt xấu về xem