Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2024

LUẬN VỀ NGOẠI HÌNH CỦA NHÀ Ở

  LUẬN VỀ NGOẠI HÌNH CỦA NHÀ Ở *** Địa phương cư trú lấy đất lớn núi sông làm chủ, cho nên khí thế mạch của đất lớn núi sông rất là quan trọng. Chúng liên hệ mật thiết với họa phúc của con người. Nếu ngoại hình không tốt chỉ có nội hình đúng phép thì rốt cuộc cũng không tốt hoàn toàn. Dương trạch dựa trên nguồn long không khác nhau. Xây dựng nhà cửa trước tiên cần phải sử dụng vùng đất thông thoáng, minh đường phải chứa được vạn mã. Trước tiên định vị trí công lớn sảnh đường, sau tới mé đông tây, rồi tới nhà bếp, đình viện lầu gác sân vườn. Bất luận là ở sơn dã hay bình nguyên, địa điểm được nước bao quanh trước sau là rất tốt. Hai bên có đường lộ thông giao là đúng tự nhiên. Nhưng nếu gặp tình hình ngược lại thì phải tránh.   Khúc hình, trực hình, viện đính, phương đính, là những hình dáng của sơn nhạc, dùng để làm nên nhà ở thì rất tốt. Nếu chỉ có sơn nhạc đầu nhọn (hóa tinh) thì không nên kiến tạo nhà ở, mà chỉ nên cắt xén làm âm trạch. Phàm nhà ở mà phía đông thấp phía

PHONG THỦY HÌNH THỂ, KÍCH THƯỚC KIẾN TRÚC VÀ CỔNG CỬA NHÀ Ở

  PHONG THỦY HÌNH THỂ, KÍCH THƯỚC KIẾN TRÚC VÀ CỔNG CỬA NHÀ Ở *** Hình thể và kích thước kiến trúc: Hình thể và kích thước nhà là yếu tố tiên quyết thứ hai có tác động và ảnh hưởng đến cuộc sống của những người cư ngụ. Cũng như trong nhân gian ta thường nói: “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” phải chăng sống cả đời người trong một ngôi nhà mà hình thể và kích thước kiến trúc của nó lại không ảnh hưởng gì tới chúng ta sao?! Sống trong một ngôi nhà rộng rãi, có kiến trúc đẹp, thoáng đãng, tinh thần con người ta sẽ cảm thấy thoải mái, yên ổn, sức khỏe tăng tiến, tất nhiên ta thấy yêu đời hơn, sống nhân hậu và khoan dung độ lượng hơn. Chất lượng cuộc sống tăng lên ắt sẽ có suy nghĩ thanh cao, như thể sẽ dễ dàng cho con người ta đạt tới sự nghiệp và thành công hơn. Đó phải chăng chỉ là ngụy biện, phải chăng đó không phải là logic biện chứng?! Không chỉ môn phong thủy học mà hầu như tất cả các môn ứng dụng của triết học phương Đông “thường bị một số nhà háo biện" bác bỏ. Nhưng rố

CẦU THANG DẪN KHÍ

  CẦU THANG DẪN KHÍ ***   Bố trí cầu thang            Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều đứng, dùng để tới được các nền, sàn ở các mức độ cao thấp khác nhau. Trong khoa Phong thủy thì cầu thang có giá trị khá lớn vì nó là nơi động khí mạnh và liên tục để đưa thực khí lan tỏa đi khắp các tầng. Phong thủy chia cầu thang thành 2 phần: -          Động khẩu -          Lai mạch. Động khẩu được tính từ 1 đến 3 bậc đầu (đối với cầu thang máy là buồng thang tại mặt sàn). Lai mạch là phần còn lại bao gồm cả thân thang lẫn chiếu nghỉ (Đối với cầu thang máy là phần không gian của buồng thang chuyển lên các tầng. Trường hợp chuyển động thẳng đứng thì động khẩu và lai mạch là một).            Trong phép bố trí cầu thang thì động khẩu quan trọng hơn lai mạch. Vì động khẩu là nơi tiếp thu khí cũng giống như cửa vào nhà, còn lại mạch là nơi dẫn khí đó lên các tầng. Phép bố trí động khẩu Để đạt được giá trị phong thủy tốt cho cầu thang thì phần động khẩu phải được bố trí

KIÊNG KỴ TRONG THỜ CÚNG, TÍN NGƯỠNG

  KIÊNG KỴ TRONG THỜ CÚNG, TÍN NGƯỠNG ***   1 / . Kiêng kỵ trong việc thờ cúng tại gia   Người Việt Nam ta rất xem trọng tục thờ cúng Tổ Tiên. Vì vậy, ở mỗi gia đình người Việt dù giàu hay nghèo cũng phải có bàn thờ Gia tiên đặt chính giữa ngôi nhà chính. Xuất phát từ quan niệm vong hồn Gia tiên luôn ở gần mình nên vào các dịp lễ Tết, sóc vọng hay trước mỗi biến cố quan trọng của gia đình như: Sinh con, dựng vợ gả chồng, làm nhà... dân ta đều làm lễ dâng hương tại bàn thờ Gia tiên. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, nơi thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với Tổ tiên, vì vậy mà người ta có những điều kiêng kỵ đối với bàn thờ như sau:   - Kỵ nhìn thẳng vào bàn thờ vì cho rằng như vậy là bất kính. Vì lý do này mà bàn thờ của hầu hết các gia đình đều có tấm y môn hay bức mành, bức trướng che ở phía trước. - Kiêng kê giường ngủ ở gian nhà giữa, đối diện với bàn thờ, vì bàn thờ là nơi tôn nghiêm, thanh tịnh, kê giường ngủ đối diện với bàn thờ sẽ làm uế tạp nơi thờ tự.

SÁT KHÍ CỔNG CỬA NHÀ Ở

  SÁT KHÍ CỔNG CỬA NHÀ Ở ***   Nhà có cổng thì khí vào cổng, nhà không có cổng thì cửa ra vào cũng coi là cổng, gọi chung là sát khí cổng cửa. Năng lượng khi đi vào cổng cửa là nguồn sống của gia cư song cũng sinh sát khí có hại nếu cổng cửa bất hợp lý. 1/. Cổng cửa quá lớn Cổng cửa quá lớn so với nhà tạo ra hung sát vì phạm nguyên tắc tụ khí. Cổng quá rộng, tiết khí càng lớn. Chủ không thể tích tiền tài, con cháu ly tán, người già vất vả suy nhược cơ thể. -          Sửa thành cửa vừa phải hoặc đặt đôi tỳ hưu ở cổng. 2/. Cổng cửa quá hẹp Cổng cửa hẹp nhỏ, chủ lòng dạ hẹp hòi, tài khí ngày càng suy giảm, cô độc. -          Sửa thành cổng cửa vừa phải             3/. Cổng cửa quá cao Cổng mở quá cao (thường cổng chỉ mở bằng 2/3 chiều cao từ nền đến trần nhà). Chủ thường tỏ ra kiêu căng, dẫn đến tai họa, cổng cao không tụ khí, không thể tụ tài. -          Sửa lại cửa cổng. 4 / . Cổng chữ U ngược Đây là cổng hơi đặc biệt, do các khối nhà tạo ra, còn gọi là “cổng p