TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI
TIÊN THIÊN BÁT
QUÁI VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI
***
Căn cứ theo truyền thuyết, Tiên thiên Bát quái do Phục Hy sáng tạo ra, phản ảnh hình tương vạn vật vạn tượng mới được sinh ra trong vũ trụ. Hậu thiên Bát quái do Văn vương sáng tạo ra, phản ánh hiện trạng chân thực của xã hội con người và thế giới tự nhiên. Tất cả đều là sự diễn dịch tối sơ của "Kinh dịch".
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Trong Tiên thiên Bát quái thì Nam là Càn, Bắc là Khôn, Đông là Ly, Tây là Khảm, Đông Bắc là Chấn, Tây Nam là Tốn, Đông Nam là Đoài, Tây Bắc là Cấn.
Càn Khôn đối nhau thì thiên địa định vị. Càn là mặt trời, dương khí nổi lên trên cho nên nó ở trên, ở phương Nam; Khôn thuộc âm, âm khí chìm xuống dưới nên nó ở dưới, ở phương Bắc.
Khảm Ly đối nhau cho nên Thủy Hỏa bất tương xạ. Phương Đông là nơi mặt trời mọc, ngoài dương trong âm, là nơi của quẻ Ly. Phương Tây là nơi mặt trời lặn, ngoài âm trong dương, cho nên Khảm ở đó.
Chấn Tốn đối nhau nên gọi là lôi phong tương bạc. Đông Bắc thuộc mùa xuân mà sấm dậy, cho nên Chấn ở đó; Tây Nam thuộc mùa thu mà gió thổi, cho nên Tốn ở đó.
Đoài Cấn đối nhau cho nên sơn trạch thông khí. Tây Bắc nhiều núi, cho nên Cấn là núi, Đông Nam là đầm, cho nên Đoài là đầm. Càn Khôn ở vào ngôi chính giữa trên dưới, Khảm Ly ở hai bên cửa trái phải, là nơi mặt trời, mặt trăng lặn mọc. Xuân hạ thu đông, ngày đêm, nóng lạnh, đạo lý đó đều từ Tiên thiên Bát quái mà suy ra vậy.
Số của Tiên thiên Bát quái là Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.
Tiên thiên bát quái là hình tượng của vạn sự, vạn vật:
Tiên thiên Bát quái là do Phục Hy sáng tạo ra, từ trong bản chất nó biểu thị quy luật khách quan hai mặt đối lập thống nhất. Âm dương tiêu trưởng tồn tại phổ biến trong thế giới rộng lớn, nó phản ánh hình ảnh của vạn vật thời kỳ tối sơ của vũ trụ. Sở dĩ gọi là Tiên thiên chính là để chỉ thời điểm khi vũ trụ và vạn vật chưa hình thành, khi có vũ trụ vạn vật chính là Hậu thiên.
Khí của Tiên thiên là nguồn gốc phát sinh của vạn vật, cũng là nguồn gốc của phái phong thủy Lý khí. Bất luận là âm trạch (mồ mả) hay dương trạch (nhà ở), trên bản chất đều lấy Tiên thiên Bát quái làm căn cứ. Phương vị của Tiên thiên Bát quái (trên Nam, dưới Bắc, trái Đông, phải Tây) và phương vị trong bản đồ mà chúng ta sử dụng ngày nay (trên Bắc, dưới Nam, trái Tây, phải Đông) là hoàn toàn tương phản.
HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Hậu thiên Bát quái chính là Văn Vương Bát quái, từ sự dịch chuyển của bốn mùa, sự sinh trưởng, thu tàng của vạn vật để tìm ra quy luật. Phương vị trong Hậu thiên Bát quái khác với phương vị trong Tiên thiên Bát quái của Phục Hy, cụ thể như sau: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Càn Tây Bắc, Tốn Đông Nam.
-
Chấn ở phương Đông, phương Đông thuộc Mộc, Mộc
vượng vào mùa xuân.
- Tốn là gió, là Mộc, ở
phương Đông Nam, vạn vật giao hòa giữa hai mùa xuân hạ.
-
Ly là mặt trời, là Hỏa, ở phương Nam, phương
Nam thuộc Hỏa, mà Hỏa thì vượng vào mùa hạ, cây cỏ trưởng thành, tốt tươi.
-
Khôn là đất, là nhu thuận,
là âm Thổ, Khôn xuất ra từ Thổ, Hỏa phương Nam sinh ra từ Hỏa, Khôn ở phương Tây Nam, đó là nói về
thời điểm cuối mùa hạ đầu mùa thu,
cây cỏ bắt đầu khô héo, rụng về cội để nuôi dưỡng đất lớn.
-
Đoài là tượng vui vẻ,
thuộc Kim, con người vui vẻ vì đến mùa thu ngũ cốc đã chín, được thu hoạch, phương Tây thuộc mùa thu, mà
Kim thì vượng vào mùa thu.
-
Càn có tính cương kiện, thuộc Kim, đó là lúc cuối
thu, đầu đông, là các tháng Tuất Hợi, dương khí giảm mà âm khí tăng, âm dương
tương bạc, tương chiến là ở phương của Càn, là lúc cây cỏ khô héo, úa tàn.
-
Khảm là nước, là mặt trăng, Kim sinh Thủy,
phương Bắc thuộc Thủy, tương ứng với tháng Tý vạn vật đã quy về, cây cỏ lụi
tàn, lúc này cần phải nghỉ ngơi nên được gọi là Khảm.
- Cấn là dừng lại, là kết thúc, đứng sau Khảm, một năm bốn mùa tuần hoàn đến giao thời giữa mùa đông và mùa xuân, lúc này vạn vật đã ở vào trạng thái kết thúc, vì vậy mà được gọi là Cấn.
Số của Hậu thiên Bát quái như sau: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung ương 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8 và Ly 9.
Hậu thiên bát quái thuận theo sự biến đổi của tự nhiên:
Hậu thiên Bát quái, phản ánh trạng thái thực chất của giới tự nhiên và xã hội loài người. Nếu nói Tiên thiên Bát quái là biểu minh cho hiện tượng vì trụ hình thành thì Hậu thiên Bát quái chính là quá trình hình thành con người trong vũ trụ biến đổi thuận theo vạn vật tự nhiên.
Phương vị của Hậu thiên Bát quái khác với Tiên thiên Bát quái, cụ thể là: Nam Ly, Bắc Khảm, Đông Chấn, Tây Đoài, Đông Bắc Cấn, Tây Nam Khôn, Đông Nam Tốn, Tây Bắc Càn. Hậu thiên Bát quái lấy trạng thái sinh trưởng của vạn vật theo bốn mùa để có được quy luật. Theo Thuyết quái truyện có thể thấy: Vạn vật sinh ở mùa xuân, trưởng ở mùa hạ, thu hoạch ở mùa thu, cất giữ ở mùa đông, mỗi năm có 360 ngày, mỗi một quái trong Bát quái chủ 45 ngày, sự luân chuyển lại dựa theo 8 tiết, mỗi quái có 3 hào, 3x8 = 24, 24 tiết khí vậy.
Chấn ở hướng Đông, thuộc Mộc, cây cối thịnh vượng, đại diện bởi mùa xuân. Tốn là gió, ở hướng Đông Nam, vạn vật phát triển cực thịnh vào lúc giao mùa xuân và hạ. Ly là lửa, thuộc hướng Nam, lửa vượng vào mùa hạ, cây cối tốt tươi, hồi quy ở vùng đất lớn. Khôn là đất, là tượng nhu thuận, đó là nói về thời điểm cuối mùa hạ đầu mùa thu, cây cỏ bắt đầu khô héo, rụng về cội để nuôi dưỡng - đất lớn. Đoài thuộc hướng Tây, là trời thu, là Kim, Kim sẽ thịnh vượng vào mùa thu. Càn tính cứng rắn, thuộc Kim, cuối thu, đầu đông, là lúc cây cỏ tàn úa Khảm là Thủy, Kim sinh Thủy, hướng Bắc thuộc Thủy, thảo Mộc ẩn tàng, ngừng sinh sôi nảy nở. Cấn là dừng, là cuối cùng, một năm bốn mùa tuần hoàn - đến lúc giao nhau giữa mùa đông và mùa xuân, vạn vật đã kết thúc một chu kỳ.
Hậu thiên bát quái và cửu cung:
Cửu cung chính là chỉ 9 vị trí của Lạc thư, phối 9 số
“trên 9 dưới 1, trái 3 phải 7, 2 và 4 là vai, 6 và 8 là chân, 5 ở trung
tâm" phân biệt thành Nam 9, Bắc 1, Đông 3, Tây 7, Đông Nam 4, Tây Nam 2,
Đông Bắc 8, Tây Bắc 6. Sau khi diễn dịch Hậu thiên Bát quái, Văn Vương đem Hậu
thiên Bát quái đặt vào trong Lạc thư, có Cửu cung, Bát quái. Cửu cung trừ Trung
cung 5 ra thì còn lại 8 cung phối tương ứng với Bát quái, thành cung Ly 9, cung
Khảm 1, cung Chấn 3, cung Đoài 7, cung Tốn 4, cung Khôn 2, cung Càn 6, cung Cấn
8.
Bởi vì Bát quái có phối Ngũ hành, Ly Hỏa, Khảm Thủy, Cấn Thổ, Càn Kim, Khôn Thổ, Chấn Mộc, Tốn Mộc, Đoài Kim nên 9 số Lạc thư có thể phối với Ngũ hành 1 Thủy, 2 Thổ, 3 Mộc, 4 Mộc, 5 Thổ, 6 Kim, 7 Kim, 8 Thổ, 9 Hỏa. 9 cung đối ứng với Ngũ hành là cung Khảm Thủy, cung Ly Hỏa, cung Chấn Mộc, cung Đoài Kim, cung Tốn Mộc, cung Khôn Thổ, cung Càn Kim, cung Cấn Thổ, Trung cung Thổ.
Cửu cung phối với Cửu cung thành từng cặp đôi ứng. Cửu tinh phân thành Nhất bạch. Nhị hắc, Tam bích, Tử lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Bát bạch, Cửu tử. Cửu tinh căn cứ theo Lạc thư, Bát quái mà phân cung phối số Cho nên Cứu tinh được phân thành: Sao Nhất bạch Tham lang hành Thủy ở phương Bắc; sao Nhị hắc Cự môn hành Thổ ở phương Tây Nam; sao Tứ lục Văn khúc hành Mộc ở phương Đông Nam; sao Ngũ hoàng Liêm trinh hành Thổ ở Trung cung; sao Lục bạch Vũ khúc hành Kim ở phương Tây Bắc; sao Thất xích Phá quân hành Kim ở phương Tây; sao Bát bạch Tả phù hành Thổ thuộc phương Đông Bắc; sao Cửu tử Hữu bật hành Hỏa ở phương Nam.
Trung tâm của cửu cung - thiên tâm:
Trung tâm của Cửu cung được gọi là thiên tâm, dùng Mậu Kỷ để biểu thị, có thuộc tính Ngũ hành là Thổ. Khái niệm này được xuất hiện khá sớm, sách Nhạc vĩ có viết: “Tượng thiên tâm dịnh lễ nhạc". Sách Hồ tử có viết: "Phục Hy phát bát cực, tác Bát quái. Hoàng Đế tác cửu khiếu, dĩ định Cửu cung". Chữ “khiếu" trong đoạn trên tương đương với từ "tâm", cũng có ý nghĩa là "huyền".
Trong thơ Đường
cũng có câu “Dịch kiến thiên tâm". Kỳ thực "thiên tâm" chỉ thời
khắc thay nhau của mặt trời và mặt trăng, phản ánh ý nghĩa trong Cửu cung có 1
âm 1 dương, lại dùng Mậu Kỷ để thay thế cho âm dương. Người hiện đại đem thiên
tâm chuyển thành thiên tinh là quan điểm chưa chính xác. Bởi vì bậc thánh nhân
làm ra Kinh dịch để thuyết minh quy luật vận hành của vũ trụ. Khi san định Dịch,
thánh Khổng có viết: "Càn Khôn thành liệt, Dịch lập hồ kỳ trung hỹ". Chữ "trung" ở đây chính là chữ “tâm” vậy.
Lão Tử coi chữ "tâm" này là gốc của trời đất. Vân Phòng gọi chữ
"tâm" này là cửa của sinh tử. Lão Tử hình dung nó như sau: “Huyền chi
hựu huyền, chúng diệu chi môn". Cho nên chúng ta mới nói, khởi nguồn của
Huyền học kỳ thực là Dịch học.
***
Nguồn tài liệu
lưu trữ tham khảo
TRẠCH BẰNG Phong Thủy Sư – Lương Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét