THẬN TRỌNG VIỆC CHỌN HUYỆT HẠ TÁNG
THẬN
TRỌNG VIỆC CHỌN HUYỆT HẠ TÁNG
***
+ Luận Ba Tốt:
Huyệt táng có 3 loại cát tướng, có 6 loại hung họa, ánh sáng trên trời chiếu xuống mặt đất, đức tính hướng thượng trong lòng đất gánh vác vạn vật.
+ Chọn Ngày Tốt:
Khi thần vị ẩn
tàng phải hô ứng với thời gian. Nghênh đón thần linh, quỷ đói sẽ bị đuổi đi,
đây là loại cát tướng hàng đầu.
Thần, chính là thần linh cát tường. Quỷ, chính là sát khí hung ác. Sóc, chính là nói đến năm tháng ngày giờ. Ý nói khi thần vị ẩn tàng phải lựa chọn ngày cát lợi. Vào ngày cát lợi, nghênh tiếp thần linh, sát khí cũng sẽ tự nhiên tiêu tán.
+ Âm Dương Hài Hòa, Đón Tốt Tránh Xấu:
Âm khí và dương khí tác dụng với nhau, thổ nhưỡng sắc thái Ngũ hành đã hội tụ đầy đủ ở bốn phương vị, đây là cát tướng hàng thứ hai. Nhân lực linh hoạt, công lực đầy đủ, nếu có thể tránh khiếm khuyết tổn thất một cách toàn diện, tăng cường chỗ cao, bổ trợ chỗ thấp, đây là cát tướng thứ ba.
+ Xấu Thứ Nhất Và Thứ Hai Trong Sáu Cái Xấu -
Không Phối Hợp Thời Gian Và Phương Vị:
Âm dương tách
khỏi nhau là hung tướng hàng đầu. Năm tháng ngày giờ không có sự hài hòa là
hung tướng thứ hai.
Như vậy ngày giờ và phương vị hạ táng phải tiến hành phối hợp hài hòa.
+ Xấu Thứ Ba Trong 6 Cái Xấu - Phúc Mỏng Mà Hậu
Táng:
Sức lực yếu
nhưng lại muốn đặt huyệt táng ở nơi có năng lượng lớn thi chính là cái xấu thứ
ba.
Nếu một người phúc đức mỏng mà lại muốn địa táng của mình đặt vào nơi quân vương chư hầu, đây chính là biểu thị không tự lượng sức mình. Nhưng đối với trường hợp này cũng không nên quá câu nệ.
+ Xấu Thứ Tư Trong 6 Cái Xấu - Xem Nhẹ Huyệt
Táng Tổ Tiên:
Dựa vào phúc
khí và thế lực hiện tại để đặt huyệt táng thì đó là cái xấu thứ tư.
Ỷ vào phúc đức, khí thế hiện có, những người giàu có phú quý thường cho rằng sau này cũng sẽ được giống như vậy, mà đối với mộ phần của cha mẹ tổ tiên thông thường ít quan tâm đến, thay vì cố gắng đặt huyệt táng ở một nơi bí mật thì lại tùy tiện tìm một nơi nào đó để đặt huyệt vị. Trình Tử từng nói: Chỉ là tự che mắt mình mà cho rằng tình lý trong âm dương đã đầy đủ, như vậy thì sao có thể phù hợp với nguyên tắc phong thủy? Trong Ngụy chí có viết: Quản Lộ đứng trước huyệt mộ của tướng quân Vô Khưu Kiệm mà than rằng: Tùng bách tuy rằng rất xanh tốt, nhưng không có hình thái rõ ràng, thụy hiệu trên bia đá tuy rằng rất đẹp, nhưng phía sau lại không có cái gì bảo vệ. Phương Huyền vũ rủ xuống, phương vị Thanh long thiếu đi sự chèo chống, Bạch hổ thì giống như muốn tha thi thể đi, phương vị Chu tước thì khóc lóc không ngừng, bốn hình thái nguy hiểm này đều hội tụ đủ, chiếu theo nguyên tắc phong thủy lý ra phải xuất hiện hung sự diệt tộc. Quả nhiên không xảy ra việc như đã dự liệu. Trong Tả thị Xuân thu truyền có chép: Lỗ Văn Công thứ 13, Chu Văn Công nhà Chu sau khi xem quẻ quyết định dời đô đến một nơi khác, Sử quan nói: Việc di dời này là tốt cho dân chúng nhưng lại không tốt đối với quân vương. Chu Văn Công nói: “Nếu là có lợi với thần dân cũng là tốt cho ta". Những người bên cạnh ông nói: “Không dời đô thì có thể kéo dài được tuổi thọ, Đại vương vì sao người lại không tin?". Chu Văn Công nói: “Sinh mệnh của ta là nằm ở thần dân, nếu mang lại ích lợi cho thần dân thì không còn việc gì có thể tốt hơn được nữa". Liền sau đó ông quyết định dời đô. Tháng 5 năm đó, Chu Văn Công quả nhiên qua đời. Đây hàm chứa một quy luật nhất định, đạo lý trong âm dương cũng đều là cố định bất biến.
+ Cái Xấu Thứ Năm - Tiếm Thượng Bức Hạ:
Vượt qua bổn
phận của bản thân mà lạm dụng chức quyền, hoặc ở vào địa vị cao mà cuộc sống tiết
kiệm giống như người bình thường, đây là loại xấu thứ năm.
“Tiếm thượng” dùng trong kinh sách phong thủy là nói phần mộ của người thường không thể bắt chước quy cách của quý nhân, nhà nghèo khi có tang sự không được bắt chước nhà quyền quý, để khoe khoang bản thân, và không được quá xa xỉ lãng phí. Như vậy đối với người qua đời mà nói không có bất kỳ tác dụng gì, còn đồi với người sống thì rất dễ gây ra tai họa. Nếu là nhà giàu sang phú quý mà tiết kiệm thái quá là không phù hợp với lễ nghi, những hành vi như vậy sẽ khiến cho người đời chê cười, hơn nữa cách làm thô tục này sẽ khiến cho người khác coi thường, đồi với huyệt táng của bố mẹ nếu không tận tâm chọn phương pháp tiến hành chính xác để đặt huyệt mộ mà cứ làm việc tùy ý thì sẽ dẫn đến tai họa. Phương pháp chính xác, ví dụ như thiết lập minh đường thì Thủy lộ phải thông suốt, đồng thời phải chặn nhánh bên cạnh, loại trừ sự tắc nghẽn, tăng cường nơi cao, bổ sung chỗ thấp, thế nước hội tụ, hàm chứa sinh khí...
+ Cái Xấu Thứ Sáu - Chậm Trễ Không An Táng:
Thiên thời, địa
hình thời khắc đều có sự biến đổi sẽ dẫn đến phát sinh một số việc kỳ lạ, đây
là cái xấu thứ sáu.
Đây là nói đến thiên địa, thời gian, con người, sự việc hàng ngày đều phát sinh sự biến đổi mà không từng bước đạt được sự hoàn thiện. Hoặc có huyệt địa tốt lành nhưng chủ nhân lại chậm trễ không an táng. Hoặc là quá tính toán mà sinh ra chuyện thị phi, do đó mà tổn hại đến hình thái trong đó. Hoặc là do nghèo khó bệnh tật, quá đau buồn mà không thể chọn dùng. Hoặc là danh sư đã qua đời, do đó không có cách nào lựa chọn được huyệt táng. Hoặc là đã an táng được khoảng thời gian rất lâu rồi nhưng gặp phải tai họa như binh đao, hỏa hoạn, hoặc con cháu đời sau không hòa thuận, không đồng tâm hiệp lực. Hoặc gặp phải họa kiện tụng, tù tội mà không thể tiến hành chọn huyệt táng. Hoặc do lười biếng mà quên mất, cuối cùng mà vứt bỏ đi. Hoặc là cả nhà vong mạng mà cùng nằm ở nơi hoang dã. Tất cả đều không thể tiến hành an bài trước huyệt táng, mà gặp phải sự biến đổi của tự nhiên và con người. Không thể không thận trọng và cảnh giác đối với những trường hợp như thế này.
+ Chọn Huyệt Vị Cát Lợi:
Trong kinh
sách có nói: Tuy hình núi và thế núi đều là cát tướng, nhưng phương vị và sự
nông sâu của huyệt táng thiết lập không đúng thì sẽ dẫn đến người dưới huyệt giống
như xương cốt bị vứt bỏ.
Hình núi và thế
núi tuy rằng đều là tốt nhưng lựa chọn địa táng lại không phù hợp với huyệt vị,
hoặc địa táng tuy đã ở vào huyệt vị cát lợi nhưng mức độ nông sâu lại không rõ
ràng, đây không khác gì đem thi thể xương cốt vứt bỏ nơi hoang dã. Trong cuốn Cẩm
nang chủ yếu là nói về sinh khí, chính là lấy Thái cực làm chủ thể, tiếp đến là
luận nhánh của long mạch, cũng chính là nói đến tác dụng của hai khí âm dương. Tiếp
theo mới bàn đến phong thủy, chỉ tụ, hình thế và cốt mạch, sau đó lần lượt nói
đến hình thế xấu đẹp của hoa văn núi đá để nói rõ những điểm tốt của chúng. Người
nghiên cứu lĩnh vực học văn này phải nắm vững tỉ mỉ, thấu hiểu đạo lý trong đó
đồng thời hiểu được phương pháp, tâm đắc truyền thụ của Quách Phác.
***
Tài liệu nghiên
cứu mời các bạn tham khảo
TRẠCH BẰNG Phong
Thủy Sư – Lương Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét