SÁT KHÍ KIỂU DÁNG & HÌNH THỂ CỦA NHÀ Ở

 

SÁT KHÍ KIỂU DÁNG & HÌNH THỂ CỦA NHÀ Ở

****

1/. Nhà ám tiễn (tên ngâm)

Sau nhà chính xây thêm một nhà mái bằng thấp như mũi tên đâm sau lưng, gọi là “nhà ám tiễn”. Người ở nhà này hao tổn tài, bị trộm cướp.

Cần dỡ bỏ nhà nhỏ.

2/. Nhà phong đài (đài đốt lửa)

Sau nhà chính xây một nhà tầng, có nhiều cửa sổ xung quanh, gọi là nhà “phong đài”, chủ bị tê liệt, tổn tài, bị kiện cáo, hỏa hoạn. Tai họa xảy ra liên tục, đại hung.

Dỡ bỏ nhà cũ, cải tạo nhà mới: bịt các cửa sổ không cần thiết.

3/. Nhà đầu hà (nhảy sông)

Hình ảnh của nhà loại này gây cho người ở cảm giác không thoải mái vì hình xiêu vẹo của mái nhà. Người ở trong nhà hay có ý nghĩ uỷ mỵ tiêu cực thậm chí tự sát.

Nên dỡ bỏ hoặc cải tạo lại mái nhà.

4/. Nhà xương khô

Nhà cũ nát, móng không vững chắc, tường nứt nẻ. Người ở hao tổn tiền của, con cháu yểu tướng bệnh tật.

Nên dỡ bỏ. Nếu chưa có điều kiện thì tu sửa, trát mạch quét sơn lại.

5/. Nhà lộ cột

Hai bên đầu hồi để hở, nhìn thấy cột, xà, kèo. Người ở nhà này tiền tài hao tổn, tai họa phát sinh.

Nên bịt kín đầu hồi.

6/. Nhà đầu hồi nhọn

Hai đầu hồi tạo thành góc nhọn. Người ở hao tài, bệnh tật, hay bị kiện cáo.

Cải tạo thành nhà vuông vức.

7/. Nhà tê liệt

Nhà gỡ bỏ một nửa để lại một nửa. Ở nhà này, nam bị tai họa.

Nên gỡ bỏ nốt phần còn lại, nếu không hậu họa khôn lường.

8/. Nhà điêu linh

Vì lý do nào đó, ngói bị dỡ đi tuy không ở, song chủ nhân vẫn bị tai họa, thậm chí bị nạn đâm chém.

Nên lợp lại ngói ngay.

9/. Nhà đè lưng rùa

Trên trần nhà xây một gian nhà nhỏ, trông giống như đặt hòn gạch lên lưng rùa. Chủ bị tê liệt, điếc, tổn tài, trong nhà bất hòa.

Dỡ bỏ gian nhà nhỏ.

10/. Nhà nhiều cửa sổ

Nhà mở rất nhiều cửa sổ. Nếu cửa sổ cũ nát, gọi là nhà "lậu tinh".

Chủ hao tổn tiền của, trẻ sinh bệnh mụn nhọt, tinh thần hoảng hốt.

Nên bịt cửa sổ không cần thiết.

11/. Nhà đơn trụy (nặng một bên)

Bên trái nhà xây thêm một gian mái bằng nhỏ gọi là “nhà đơn trụy”.

Người ở nhà này bất an, phá tài, bệnh tật sinh.

Nên dỡ bỏ gian cấy thêm này.

12/. Nhà ỷ thái (chỉ nhà tường quá cao)

Nhà có tường bao vây, tường cao, nhà thấp.

Chủ tai họa liên tiếp, bệnh tật sinh, tổn hao tiền tài, thậm chí bị cướp.

Cần hạ tường xuống thấp, hoặc xây nhà cao lên.

13/. Nhà thân lệch

Bên nhà cũ xây một nhà mới gọi là “nhà thân lệch”.

Chủ hao tiền của, sinh bệnh nan y, tai họa.

Nên dỡ nhà cũ.

14/. Nhà xích cước

Nhà cũ nát, tường long vôi, gạch long, trần sụt.

Gia chủ dễ ly hương, tiền tài hao tổn, bệnh nan y, yểu vong.

15/. Nhà cô khổ

Hai bên nhà chính xây hai gian nhà nhỏ. Người ở nhà loại này nhà cửa tan nát, gặp tai họa bất ngờ. Nếu hai gian nhà nhỏ cùng xây với nhà chính không gọi là “nhà cô khổ".

Dỡ hai gian nhà phụ.

16/. Nhà cái kiệu

Hình ngôi nhà như cái kiệu bốn người khênh. Chủ tiền của hao tổn, bệnh tật, bị kiện cáo, tai họa. Di chuyển đi nơi khác vì không có cách nào hóa giải nhà loại này.

17/. Nhà có Bạch hổ hộ vệ

Bên phải nhà có ngôi nhà lớn hơn nhà bạn, gọi là “nhà Bạch hổ hộ vệ”. Nữ chủ nhân có địa vị, có tài, song nam chủ nhân bất lợi.

18/. Nhà bị kẹp hai bên

Hai bên nhà bạn là hai nhà cao tầng, nhà bạn là nhà cấp 4, tạo ra thế bị ép hai bên gọi là “khách át chủ” vận thế khó lên.

Cần đặt la bàn ngửa lên trên.

19/. Nhà Huyền vũ quá lớn

Sau nhà là một ngôi nhà cao tầng lớn, tạo thành thế “Huyền vũ át chủ”, bất lợi nhân đinh, con cái ly tán, sức khỏe suy yếu.

Nên chuyển đi nơi khác.

20/. Nhà kẹt 4 góc

Bốn góc nhà đều là nhà hàng xóm. Ở nhà này trước giàu sau nghèo, hay bị kiện cáo, bại gia chi thế.

Nên làm nhà kho chứa hàng.

21/. Nhà xe đẩy

Sau nhà tầng, xây thêm nhà nhỏ gọi là nhà “xe đẩy”, còn gọi là nhà ngỗ nghịch, ý chỉ giống như con cái đang đẩy cha mẹ.

Nên dỡ bỏ nhà nhỏ.

22/. Nhà trống hai bên

Trái phải không có nhà, nam (trái), nữ (phải) trong nhà đều khó khăn.

Bày hòn non bộ ở hai bên nhà, càng to càng tốt.

23/. Nhà độc lập

Xung quanh nhà không có nhà hàng xóm gọi là nhà độc lập, không có chỗ dựa tức không được giúp đỡ. Khí cũng khó tụ.

Nên xây tường bao.

24/. Nhà cô phong độc tủng

Nhà cao tầng đứng trơ trọi một mình gọi là nhà “cô phong độc tủng”. Đây là nhà khó tụ khí nghiêm trọng.

Nếu xung quanh có nhà cao tầng ở rất cát lợi.

Không nên mua nhà ở tòa nhà này.

25/. Nhà bị nóc nhà khác đâm

Trước nhà chính có một ngôi nhà mái nhọn hình Hỏa xung chiếu. Chủ nhà mỗi lần mở cửa đều bị hung sát, khiến hao tài tốn của, vợ chồng bất hòa, bị bệnh tim, huyết, mắt.

Cần cải tạo lại cửa và treo gương bát quái lồi, đặt bình phong ngăn sát khí.

26/. Nhà tổn đinh

Tả Thanh long thuộc dương ngắn, hữu Bạch hổ thuộc âm dài gọi là “nhà tổn đinh".

Nhà tổn đinh âm thịnh dương suy, bất lợi cho người nam, nữ dễ mắc nạn đào hoa.

Nên xây nhà Thanh long bằng Bạch hổ, để phần đất trống làm vườn cây.

27/. Nhà Hổ áp Long

Nhà bên Thanh long thấp bên Bạch hổ cao tạo ra thế Bạch hổ áp chế Thanh long, gọi là “nhà Long thư Hổ cường". Nam bệnh tật, nữ cô quả. Vợ chồng bất hòa ly dị

Treo gương hoặc tranh phong thủy ở phòng bên Thanh long.

28/. Nhà bị vây khốn

Vì đề phòng kẻ trộm, có nhà xây tường rất cao, tạo ra thế Bị vây khốn. Nhà tường cao, khí trong ngoài khó lưu thông, gây bất lợi cho người ở. Chủ nhà bị bức bối, khó chịu.

Cần dỡ bỏ tường cao.

29/. Nhà bị góc nhọn đâm

Trong xã hội hiện đại nhiều nhà bị góc nhọn nhà cao tầng đâm vào, tạo thành hung sát Khoảng cách càng gần, hung sát càng lớn, độ cao tòa nhà càng cao, hung sát càng nghiêm trọng.

Chủ bị kiện cáo, trong nhà bất hòa, bệnh tật phát sinh, dễ bị phẩu thuật.

Nên đặt gương bát quái lồi.

30/. Nhà khuyết góc

Sau một thời gian xây nhà A, chủ lại xây nhà B, song để chừa phần sau, gọi là nhà khuyết góc. Khuyết góc ở cung Càn, chủ sẽ bị tiểu nhân hãm hại, tài vận không tiến, sức khỏe sút kém.

Nếu xây nốt phần hậu thì mất hung sát hoặc bày núi đá ở sân sau có thể hóa giải hung sát.

31/. Nhà xây ẩu

Nhà xuống cấp, tường lở, nhà mốc, ngấm nước, đường thoát nước bẩn hỏng. Chủ hao tài, bệnh tật, khó lên lương lên chức.

Nguyên nhân do chủ thầu giảm bớt vật liệu xây dựng, khiến công trình xuống cấp nhanh.

Cần cải tạo lại hoặc chuyển đi nơi khác.

32/. Nhà ẩm thấp

Nhà ở khu vực ẩm thấp, nước đọng. Khí ẩm gây ra bệnh đường hô hấp, hen xuyễn, cảm lạnh.

Cần lắp đặt máy hút ẩm. Tường nhà nên sơn. Trước khi lát nền, nên dùng vữa nhiều vôi để hút ẩm. Tôn nền cao để tránh nhà ẩm thấp.

*****

Nguồn tổng hợp từ tài liệu lưu trữ tham khảo. Các bạn thấy hữu ích nhấn like hay cs tùy ý. TRẠCH BẰNG Phong Thủy Sư – Lương Y.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ