LONG MẠCH VÙNG ĐỒI - NÚI

 

LONG MẠCH VÙNG ĐI - NÚI

***

Long mạch ở miền đồi núi thường dễ nhận biết vị chỗ nào có núi cao chạy dài theo từng dãy trùng trùng điệp điệp là chỗ ấy có long mạch, vùng đồi núi cao phân biệt CÁN LONG và CHI LONG. Cán long là chỗ phát tích đầu tiên của long (tổ long), nó là cái long lớn nhất trên quả địa cầu này, ví như các dây núi ở nước ta đều có gốc xuất phát từ miền Tây Tạng ở Trung Quốc. Trong kinh dịch quẻ Càn ở về phía Tây Bắc, nó là đầu mối của các loại long mạch thuộc vùng đồi núi, Càn có nghĩa là trời và tượng của nó là rồng, long mạch là đường đi, đường vận chuyển của rồng, là long mạch chính của vũ trụ. 

Chi long của vùng đồi núi chính là những nhánh núi, dãy núi được phân nhánh riêng biệt từ cán long, giống như dãy Trường Sơn ở nước ta, hoặc dây núi thuộc miền Đông Bắc thuộc quẻ Cấn hoặc các dãy núi thuộc miền Tây Nam thuộc quẻ Khôn của nước ta. Dù là cán long hay chi long thì đồi và núi phải hữu tình, nghĩa là đồi núi phải có thế uốn lượn, ôm ấp nhấp nhô trùng điệp thì mới có long mạch quý. 

Tìm long mạch ở vùng đồi núi trước hết phải phân biệt được các hình thế đột khởi của long, mà cụ thể là hình thể của các đỉnh núi, đồi mà sách địa lý gọi là TINH PHONG, các tinh phong này có các dạng ngũ tình và cửu tinh.

a) Ngũ tinh: 

Ngũ tinh là 5 dạng đỉnh núi có hình thể theo 5 dạng ngũ hành của các ngôi sao tương ứng ở bầu trời. 

-      Kim tinh: Là đỉnh núi có dạng đầu tròn, chân núi rộng và có hình như cái nồi úp.

-      Mộc tinh: Đỉnh núi tròn mà thân núi thì thẳng và cao.

-      Thủy tinh: Đỉnh núi bằng và nhấp nhô uốn lượn như Sóng biển, răng cưa.

-      Hỏa tinh: Đỉnh núi nhọn, chân núi rộng như hình tam giác.

-      Thổ tinh: Đỉnh núi bằng phẳng, có hình vuông. 

Các nhà địa lý xưa kia đã phân ra 5 dạng đỉnh núi để tương ứng với 5 hành có trong vũ trụ. Trong khoảng trời đất bao la rộng lớn nhưng về mặt vị trí và phương vị của 5 hành thì luôn cố định, cứ ứng với mỗi phương thì có 1 ngũ hành tương ứng. Phương Đông hành mộc, phương Nam hành hỏa, phương Tây hàng kim, phương Bắc hành thủy và hành thổ ở trung cung. Tuy nhiên đồi núi phân bố ở mỗi phương thì rất đa dạng vì đỉnh núi có đủ mọi loại hình đan xen nhau, vì thế phải phân biệt loại nào thì vượng, loại nào thì suy. Thí dụ nếu ở phương Tây mà núi có đỉnh nhọn hình hỏa thì khẳng định rằng long mạch ở đó là không tốt, vì phương Tây thuộc hành Kim mà đỉnh núi hình hỏa thì kim khắc hỏa, ngược lại đỉnh núi mà có hình kim hay thủy thì long mạch rất tốt, vì 2 kim đồng hành nên khí mạch vượng và kim sinh thủy nên núi ấy có khí mạch rất mạnh. Nếu là núi có đỉnh hình thổ hay hình mộc thì khí mạch bạc nhược. Các phương vị khác cũng dựa vào hình thể ngũ hành của đỉnh núi để so sánh với ngũ hành của phương vị, để quyết đoán tính chất của long mạch tốt hay xấu. Vùng đồng bằng mà đột khởi núi cao và đỉnh núi có hình thổ tinh hoặc hỏa tinh thì long mạch ở đó rất tốt, và sẽ sinh ra những người tài năng và sống lâu, vì vùng đồng bằng thì hành thổ vượng nên núi có đỉnh hình thổ thì sẽ có thổ đồng hành, tức thổ quá vượng, thổ vượng thì sinh người phúc hậu và sống lâu, ngược lại đỉnh núi có hình hỏa tinh thì hỏa sẽ sinh thổ và đất ấy sẽ xuất hiện nhân tài về vũ lực; tức là phát về võ tướng. Nếu núi ở đồng bằng mà đỉnh của nó có hình thủy tinh thì thủy khắc thổ và long mạch sẽ suy kiệt nên sinh người nghèo nàn. Nếu núi ở đó mà đỉnh có hình kim tinh thì thổ sẽ sinh kim nên khí chất long mạch rất thịnh và sinh người tài giỏi. Tóm lại phải quan sát hình thể của các dạng đỉnh núi để phân biệt nó thuộc hành gì và ứng với ngũ hành của phương nào, để rồi dùng quy tắc sinh khắc chế hóa của ngũ hành mà quyết định tính chất của long mạch. 

Việc làm trên là phù hợp với quy tắc lý khí của ngũ hành kết hợp với thực tiễn của địa hình mà chủ yếu là hình thể của các dạng đỉnh núi ở vùng sơn cước.

b) Cửu tinh:

Tinh nghĩa là sao, cửu nghĩa là chín (9). Vậy cửu tinh là 9 ngôi sao trên bầu trời thuộc chòm sao bắc đẩu. Sao bắc đẩu còn được gọi là sao “BẮC THẦN”. Sách xưa có câu: “Bắc thần tại tử vi cung, chúng tinh cũng chi", nghĩa là ngôi sao bắc đẩu ở giữa để điều hành các sao khác phải hướng vào nó (chúng tinh cũng chi). Khi bóng của sao bắc đẩu chiếu xuống địa chi nào trên mặt đất thì địa chi đó được gọi là cung tử vi. Chòm sao bắc đẩu có 9 ngôi sao đi kèm với nó nên gọi là cửu tinh, sao bắc đẩu không bao giờ thay đổi vị trí và phương vị, nó lúc nào cũng ở chính Bắc. Sao bắc đẩu ở giữa để điều hành sự chuyển động của 28 vì sao quanh vòm trời theo các phương Bắc - Nam Đông - Tây. 28 vì sao chầu vào quanh vòm trời người ta gọi là nhị thập bát tú tinh. Sao bắc đầu có tầm quan trọng và vị trí đặc biệt của tất cả các nhà thiên văn Ai Cập và Trung Quốc, người ta dùng nó để định vị bầu trời theo các phương vị khác nhau. Nhà địa lý nổi tiếng của Trung Quốc là Khám Du cho rằng sao bắc đầu là nơi tụ hội sinh khí lớn nhất của vũ trụ, nó là TỔ LONG của trời, đi kèm với nó còn có 9 ngôi sao khác thì gọi là 9 long tinh, đó là: tham lang (mộc) → lộc tồn (thổ) → văn khúc (thủy) → liêm trình (hỏa) → vũ khúc (kim) → phá quân (kim) → tả phù → hữu bật → cự môn (thủy). Hai sao tả phù – hữu bật thì ngũ hành của nó tùy thuộc vào vị trí nó ngự trị. Nhị thập bát tú đóng vai trò là SA – THỦY, sa thủy là vùng nước, ao, hồ để bảo vệ khí mạch khi tụ lại. Nhà địa lý Trung Quốc Dương Quân Tùng thì dùng cửu tinh để xem xét tính chất tốt xấu của long mạch, nhà địa lý Lại Thái Tổ thì dùng nhị thập bát tú để luận đoán về sa thủy và phán đoán tính trường tồn của long mạch. Trong cửu tinh thì người ta chỉ dùng tham lang – cự môn – vũ khúc – tả phù – hữu bật. Còn các sao khác thì ít dùng. Cửu tinh là các sao phát ra khí ngũ hành ở trời nhưng nơi hội tụ là ở mặt đất.

Tham Lang - Cự Môn - Lộc Tồn - Văn Khúc - Liêm Trinh - Vũ Khúc - Phá Quân - Tả Phù - Hữu Bật.

Khi sao bắc đẩu chiếu vào cung Cấn (Đông Bắc) thì gọi là sao thiên trị. Khi chiếu vào cung Tốn (Đông Nam) thì gọi là sao thái vi. Khi chiếu vào cung Khôn (Tây Nam) thì gọi là sao thiếu vi. Khi chiếu vào cung Càn (Tây Bắc) thì gọi là sao tử vi.

Tóm lại nguồn sinh khí (tổ long) lớn nhất ở trời là ở sao bắc đẩu, khi nó chiếu xuống 4 vị trí Càn – Tốn – Khôn – Cấn thì có tên gọi là tử vi – thái vi – thiếu vi – thiên trị. Đây chính là 4 vị trí tụ hội sinh khí của long mạch là lớn nhất trên mặt quả địa cầu; đó là những vùng đất quý hiếm thường dùng để lập quốc, lập đô thị. Các nhà địa lý đã phối vị trí của cửu tinh vào 24 sơn và hướng như sau:

          THÁI VI (Tốn Đông Nam)

         THIẾU VI (Khôn Tây Nam)

         THIÊN TRỊ (Cấn Đông Bắc)

         TỬ VI (Càn Tây Bắc)

Người ta phối cửu tinh vào 24 sơn và chia long mạch của nó thành tam dương và lục kiến. Tam dương Tốn – Bính – Đinh và lục tốn gồm: Canh – Dậu – Tân – Mão – Càn – Tốn.

Dùng cửu tinh để thu thủy triều về trước cửa nhà hoặc trước minh đường của mồ mả.

Nếu thủy của sao tham lang mà chảy tới thì phúc lộc lâu dài.

Vì đây là thủy quý nó có gốc ở sao thiên trị. 

- Thủy của sao cự môn mà triều tới thì con cháu đông đúc, thông minh và phát phúc giàu sang, vì đây là thủy sinh phú.

- Thủy của sao vũ khúc mà triều tới thì con cháu đậu khoa bảng, thủy này sinh người tài giỏi vừa phú vừa quý.

- Thủy của sao tả phù hữu bật chảy tới thì con cháu đông đúc vừa giàu sang vừa danh tiếng ở đời. 

Trong cửu tinh thì người ta chỉ dùng 4 loại trên mà thôi, còn các thủy của sao khác thì không dùng vì gọi là sát thủy.

Cửu tinh là thiên khí của 9 ngôi sao ở bầu trời phát ra và lan truyền xuống mặt đất theo 24 vị trí phương vị.

Muốn xác định được chúng thì phải dùng tới LA KΙΝΗ (là cái la bàn của thầy địa lý, nó có 36 tầng để dùng cho các lĩnh vực khác nhau của địa lý phong thủy). Khi dùng mắt thường để quan sát các dãy núi thì phải phân biệt đâu là chỗ xuất phát và dãy núi đó chạy dài về đâu, từ chỗ xuất phát tới chỗ dừng ta dùng la kinh thì biết được long mạch đó thuộc loại nào. 

Thí dụ có dãy núi xuất phát từ Tây Bắc, chạy vòng qua Tây và đổ xuống Đông Nam, nếu dùng la kinh thì xác định được đó là long thuộc cự môn tinh, nếu thấy có nước từ phương Tốn (Đông Nam) triều về trước cửa nhà hoặc mồ mả, thì đấy là nước của cự môn tinh, nước của long mạch này sẽ làm cho chủ nhà phát phú quý.

Long mạch ở vùng đồi núi cần nhất là phải kín gió (tàng phong). Miền đồi núi thì âm khí quá vượng nên dương khí bị thiếu, những chỗ thung lũng hay những nơi thấp có suối mà kín gió thì là nơi có dương khí hội tụ nên long mạch thường ẩn mình trong đó. Những chỗ mà núi ôm vòng, uốn khúc như rắn bò là những nơi có long mạch lớn đi kèm với thế núi đồi. Núi đồi phải có thế uốn lượn quanh co, ôm vòng khuất khúc, nếu có thêm sông suối chảy kèm theo thì đó là nơi sơn thủy hữu tình và có khí mạch của long rất vượng.

Nhận biết cán long và chi long là điều khó, vì cán long là chỗ cội nguồn phát tích để sinh ra chi long, cán long giống như gốc cây và thân cây, chi long là các cành và nhánh lớn của cây. Cán long là đất đại địa, phần lớn đều có gốc từ núi cao rừng rậm, luân chuyển từ nước này qua nước khác, vì thế phải đứng ở chỗ thật cao thì mới quan sát được.

Chi long là những long dễ tìm, dễ thấy vì ở vùng bình dương bằng phẳng hễ thấy chỗ nào có đất đột khởi nổi lên cao thành gò, đống hay sống đất uốn lượn chạy vòng vèo thì vùng đất đó có long mạch và nó là các vết tích của long để lại trên mặt đất. Sách địa lý có câu: “Bình trung nhất đột tối vi kỳ", tức là đồng bằng mà có đất nổi lên như quả đồi thì sẽ có long mạch quý (tối vì kỳ). 

Vùng đồng bằng hoặc vùng bán sơn địa mà có đầm, ao, hồ, sông, rạch, suối mà ở giữa đầm, ao, hồ có nổi lên gò đất cao, hình thù kiên cố, xung quanh nước bao bọc, bên trên có cây xanh tươi tốt thì long mạch ở đó rất lớn và rất quý. Những vị trí địa chi mà có dạng ao hồ có nước ra vào luân lưu thì khí mạch của long được tích tụ và bồi đắp để trường tồn lâu dài. Người ta gọi đó là thủy long.

Vùng bán sơn địa thường có các dòng suối, khe lạch có nước chảy quanh năm, hoặc ở đồng bằng có ao, hồ mà có đá xen lẫn với đất ở bờ suối, khe lạch thì ở đó có long mạch tụ lại mà người ta thường gọi là thạch long.

Tóm lại cán long và chi long được hình thành là do tính chất biến dịch về lý khí của vũ trụ. Long mạch luôn để lại các vết tích của nó trên mặt đất cho dù là ở đồi núi hay đồng bằng vì đó là kết quả của khí biến thì hình hóa thành của kinh dịch. Khí ở đây là khí âm dương của ngũ hành của long mạch, hình ở đây là hình dạng các vết tích để lại trên mặt đất; vậy nên khí và hình là tính chất và

hình thể của long mạch, chúng không thể rời nhau.

***

Tài liệu tổng hợp lưu trữ

TRẠCH BẰNG (Tam Do) Phong Thủy Sư – Lương Y.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ