NHỮNG VIỆC NÊN TRÁNH KHI XÂY DỰNG
NHỮNG VIỆC NÊN
TRÁNH KHI XÂY DỰNG
***
Nhà ở hay các công trình khác.
Ở đây phong thủy không đề cập đến các vấn đề kỹ thuật vấn đề thi công v.v... mà phong thủy chỉ khuyên những vấn đề liên quan đến nên hay không nên về phong thủy, trong xây dựng, đó là:
1/. Khi một thửa đất riêng lẻ ta không nên xây liền ba căn nhà liền kề. Ta chỉ nên xây số nhà khác số ba.
Xây ba căn liền
kề nhau trên cùng một thửa đất sẽ đem điều không lợi cho chủ sống ở căn nhà giữa
- Căn nhà ở giữa sẽ bị nhiều thiệt thòi.
- Căn nhà ở giữa
không còn được hưởng nhiều "sinh khí" như hai căn bên. Nó phạm thế
“tam liên bại lộc trung chỉ".
Ta nên hiểu rằng mỗi thửa đất riêng có một phần khí riêng. Sự chia lẻ là điều không nên về phong thủy lại càng không nên chia ba.
2/. Ta không nên xây một căn nhà hay một cơ sở của ta có chiều cao gấp quá nhiều lần so với chiều cao của các nhà kế bên, hay cơ sở kề bên.
- Về mặt phong
thủy, chiều cao khác nhau quá lớn sẽ làm mất cân bằng Âm Dương. Âm Dương luôn dựa
vào nhau để tồn tại. Trong Âm có mầm của Dương... trong Dương có mầm của Âm - sự
mất cân bằng (quá thấp với quá cao) làm mất sự tương trợ, bổ cứu cho nhau. Nhà cao
quá sẽ bị lẻ loi "tiếp thiên” dễ dàng mạnh Dương sẽ nguy.
- Người châu
Âu từ xưa họ cũng có ý thức về vấn đề này. Tuy nhiên họ không am hiểu lắm hai
thuyết Âm Dương và Ngũ Hành của Á Đông, song để tránh “tiếp thiên" đơn lẻ,
họ xây ba tháp chuông ở nhà thờ. Tháp ở giữa cao hơn chút ít hai tháp hai bên,
đặc biệt khi cả một khu vực chỉ có duy nhất một nhà thờ cao trội hẳn lên.
Về mặt nhân sinh. Nhà cao hơn quá so với các nhà kề bên sẽ luôn luôn là một điểm chú ý của mọi người. Đó là điều không nên. Sự cao trội của ngôi nhà gây sự tò mò, soi mói của thiên hạ.
3/. Gia đình ít người không nên xây nhà quá to, quá rộng, nhiều gian phòng, nó sẽ gây cảm giác luôn luôn vắng lạnh.
Về mặt phong thủy là mất cân bằng, không hợp lý (nhiều phòng mà ít người). Đó là phạm vào chữ “Tịch” (vắng vẻ) theo quan điểm của người xưa. Như vậy là điều không nên. Căn nhà thiếu hơi ấm (sinh khí) của gia chủ.
4/. Để một phòng khách quá rộng trong một căn hộ nhỏ, nó sẽ tạo một cảm giác lạnh nhạt.
Phòng khách là phòng ngoại giao và cũng là nơi hội tụ của gia đình. Song phòng khách cần có diện tích vừa phải nằm trong một tổng thể để tránh sự tách biệt, khó quan sát nội cảnh gia đình không chỉ của chủ nhân mà cả của khách khứa cũng có ngay cảm giác lạnh nhạt.
5/. Phía trước nhà nên có một khoảng sân trống. Khoảng trống này, theo quan điểm phong thủy là "Bể khí”.
Nó là nơi tích
tụ sinh khí. Đồng thời nó cũng là nơi điều tiết khí vào toàn ngôi nhà, toàn cơ
sở. Khí vào nhà ôn hòa, nhuận nhị nhờ vào “bể khí". Nó tránh sự ào ạt hay
ngắt khoảng.
- Khoảng trống trước nhà còn là khoảng cách an toàn cho ngôi nhà. Nó có thể ngăn ngừa tai họa do ngoại cảnh. Nó giúp người nhà quan sát dễ sự thể trước nó khi xâm nhập vào nhà.
6/. Nền nhà nên đắp cao một ít so với bình địa xung quanh. Nền cao hơn bình địa để tránh “Âm vượng” của bốn phía xung quanh nhà tràn vào nhà.
Nền cao còn
ngăn cản sự tù đọng và “uất khí” được đào thải, lan tỏa đi nơi khác.
- Song nền nhà
quá cao so với bình địa cũng lại không nên đối với nhà ở. Nền cao (9 bậc thềm)
lại phù hợp phong thủy của các nơi thờ cúng như: đền, chùa, phủ, đình, miếu, am
v.v... “Cửu trùng” là biểu tượng tiếp "thiên” nên các nơi kể trên thường
xây chín bậc thềm. Nghĩa là phải tôn cao nền đủ 9 bậc.
Nhà ở chỉ nên tôn nền cao đủ ba bậc (tam cấp) lên xuống là tốt, nếu là cao hơn đến 5 bậc là cùng.
7/. Xây cửa vòm ngoại thất (cổng ngõ) cần, có tường bao nối liền vào đến tận nhà, có như vậy, nó mới hợp cách phong thủy dẫn khí.
Cửa vòm (nửa bán nguyệt ở trên hình vuông hay chữ nhật ngắn) là điểm mang tiền bạc vào nhà. Vì vậy tường bao liền sẽ dẫn tiền của vào nhà. Nó sẽ không thất thoát vì các chỗ đứt nối.
Cửa vòm ngoại
thất còn kén chọn khắt khe về môi trường xung quanh nữa. Cụ thể:
+ Gần cổng cần
có đất rộng rãi và bằng phẳng.
+ Cửa vòm cổng
ngõ không được quá gần nhà ở.
+ Cửa vòm cổng nên tránh có cây giàn hoa leo bám vào "Mộc bao Thổ" là tối kị.
Cửa vòm cổng
ngõ nhất thiết phải cao, rộng hơn các cửa chính vào nhà hay các cửa trong nhà.
+ Cửa đã là vòm nhất thiết phải tròn trĩnh ở trên. Đó là hình của một nửa đồng tiền bằng kim loại. Tuyệt nhiên nó không được khuyết, méo, lồi lõm.
Cửa vòm nội thất
lại có các yêu cầu riêng về mặt phong thủy, cụ thể:
+ Trước phòng
khách không làm cửa vòm, ở phía sau phòng khách nếu có cửa, ta có thể làm cửa
vòm, song ta nên tránh vào phòng ngủ.
+ Ngay cửa vào phòng ngủ không làm cửa vòm.
Trong nội thất
cửa vòm cũng cần được tiếp nối với các bức
tường như cửa vòm ở hiện trước các gian nhà cửa
vòm ở phòng đọc vv....
+ Không nên có
cửa vòm đứng đơn độc một mình với 2 cột 2 bên, mà hai bên cột cần liền với tường
nhà.
+ Ta không nên
làm ba cửa vòm thành một đường thẳng (ngay cả trước hiên nhà, hay dọc theo các
cửa tiếp sau nhau trong nhà). Đó là phạm "tam nhất tản" và "làm
xuyên cung". Đây chính là 2 cách đại xấu theo quan điểm của các thuật mỹ
gia trạch xưa vẫn đề cập.
Cửa vòm là cửa trang trí ngăn cách ảo. Nó không phải là cửa đóng mở trong nội thất. Nghĩa là có hai phòng hay hai gian liền kề mà ta không muốn thưng kín, ta làm cửa vòm tạo dáng ngăn cách hay là giá đỡ cho tầng trên.
8/. Với cửa cổng cũng như cửa phòng khách ta nên mở cánh vào phía trong, không đẩy ra ngoài.
Đấy là ý nghĩa nhân sinh. Chủ nhà luôn có ngụ ý
đón tiếp khách khứa vào chơi nhà.
+ Ngoài cửa cổng hay cửa chính có thể đặt tượng dã thú như: Sư tử, nghê, ngao vv.. bằng đá hay sử quay mặt ra ngoài dáng nghênh đón. Song theo phong thủy quan niệm nó cũng còn có ngu ý hăm dọa ác quỷ vào nhà.
9/. Nếu nhà có bậc thềm, ta nên làm thêm hết cả chiều rộng của nhà.
Ta không nên
chỉ để thềm một phần chiều rộng của nhà, làm như vậy
sẽ hạn chế khả năng đón khí theo nghĩa phong thủy.
Theo nghĩa nhân sinh nó gây ấn tượng không hay ban đầu của khách khứa đối với chủ nhà vì sự hạn hẹp...
10/. Trang trí trong nhà cần lưu ý.
- Các đồ vật
trang trí trong nhà không nên lấn át lẫn nhau bao gồm kích cỡ, màu sắc... theo
quan điểm Âm, Dương, Ngũ Hành, sự triệt phá đối chọi và lấn át nhau sẽ chẳng
đem lại lợi ích gì. Và theo phong thủy, nó đã phá vỡ mất ý nghĩa và hiệu quả.
- Mới vào nhà
ta nhìn thấy ngay hai chiếc gương là không hay. Gương ở đây mang ý phản cản cả
khí tốt và xấu.
- Ta không nên treo hai đồng hồ trong một phòng. Đồng hồ là tính động, động nhiều thì lấn tĩnh làm con người không mấy an lòng, lúc nào ta cũng như ngầm bị hối thúc.
11/. Cùng với ý nghĩa an tịnh, ta không nên cùng lúc mở cả hai cửa của một phòng, nếu phòng đó có 2 cửa ra vào.
Mở cả hai cửa phòng sẽ làm ta luôn luôn bị phân tâm. Ta khó có thể để ý vào công việc...
12/. Lời khuyên "An gia y vị" khuyên ta rằng:
Ngôi nhà ta
đang ở yên vui, đầm ấm, tiến phát, khoẻ mạnh, gia cảnh thịnh
dần v.v..., thì ta không nên dời đi cho dù ngôi nhà của ta có to hay quá nhỏ, rộng
hay hẹp so với một ngôi nhà mới mà ta cho rằng vừa ý hơn. Việc di dời đến nơi ở
mới ấy chắc gì hay hơn chỗ cũ.
***
“Tư liệu nghiên cứu lưu trữ”.
TRẠCH BẰNG Phong Thủy Sư – Lương Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét