PHONG THỦY PHỦ XANH MÔI TRƯỜNG

 PHONG THỦY PHỦ XANH MÔI TRƯỜNG

*****
Thuật Phong Thủy chủ trương trồng cây cối xung quanh nhà ở đường sá rộng bố cục rời rạc, không có vật che chắn thì không thể giữ được sinh khí, gió trong khe núi rất mạnh, không có cây cối che chắn sẽ không thể chế ngự luồng không khí lạnh. Cây cối xum xuê thì sinh khí tràn trề, tỏa bóng che chở cho địa mạch, đây là bố cục phú quý. Phía Đông trồng cây đào cây dương, phía Nam trồng cây mai cây táo, phía Tây trồng cây hòe cây du, phía Bắc trồng cây mơ cây mận, sẽ đại cát đại lợi. Hướng Nhâm Tý Quý Sửu trồng cây hoàng tang; hướng Dần Giáp Mão Ất trồng cây tùng, cây bách; hướng Bính Ngọ Đinh Mùi trồng cây dương liễu; hướng Thân Canh Dậu Tân trồng cây lựu.
Tục ngữ có câu: Cây cối chen cành, thanh nhàn hưởng phúc; đào trồng trước cửa, che chở đời sau; cây cao tăm tắp, sớm thành công danh; tre trúc bao quanh, cơm no áo ấm; cây hòe trước của, phú quý phát tài.
Ngoài ra, Phong Thủy nhà ở còn có một số nguyên tắc cần phải chú ý: “Xung quanh nhà cần có đường sá để có thể đi lại”, “nhà ở phải có láng giềng, nếu không, một khi gặp hỏa hoạn, sẽ không có người ứng cứu, xung quanh nhà ở không có sông suối thì cần đào ao đào giếng, nếu không, một khi xảy ra hỏa hoạn, sẽ không có nước ứng cứu".
Vậy làm thế nào để khảo sát tình trạng Phong Thủy của một vùng đất? Trước tiên, quan sát Thủy Khẩu, kế đến là thế đất, dáng núi, màu đất, thủy lợi, sau cùng là núi sông chầu về.
Thủy đạo: Nếu Thủy Khẩu quá trống trải, cho dù nơi đó có ruộng đồng bao la, nhà cao cửa rộng, gia cảnh giàu sang sung túc cũng không thể duy trì đến đời sau. Gia tộc sống ở đó sẽ ly tán khắp nơi, cuối cùng biệt vô âm tín. Vì vậy, khi tìm kiếm và khảo sát vùng đất cư trú, nên tìm những dòng suối khó nhìn thấy lượng nước chảy ra cũng như đồng ruộng có quần thể núi bao bọc. Mặc dù ở vùng đồi núi rất dễ tìm thấy thủy đạo như vậy, nhưng ở vùng đồng bằng thì không dễ như thế ... Bất kể là núi cao hay đồi thấp (âm sơn), nếu dòng nước chảy từ bên cạnh ra phía sau là chỗ đất tốt ...
Thế đất: Nói chung, con người sống (ra đời, sinh tồn, sinh con đẻ cái) nhờ vào Dương khí. Bởi vì bầu trời là ánh sáng mang tính Dương (bầu trời trên đỉnh đầu tắm mình trong ánh nắng mặt trời), do đó vùng đất có núi cao chót vót bao quanh, chỉ lộ ra một khoảng trời nhỏ bé sẽ không thích hợp cho con người cư trú. Đồng ruộng bao la tươi đẹp biết bao, nó là nơi lý tưởng để con người cư trú. Anh sáng của nhật nguyệt, tinh tú mãi mãi chiếu rọi xuống trái đất, các hiện tượng thời tiết trong giới tự nhiên như gió, mưa, nóng, lạnh ôn nhu trung hòa. Vùng đất như vậy sẽ sản sinh ra rất nhiều nhân vật vĩ đại, hơn nữa con người không bệnh tật, không gặp tai họa. Khi lựa chọn đất cư trú, phải cố gắng tránh những nơi có núi cao cách trở xung quanh mà mặt trời mọc muộn lặn sớm.
Nếu ban đêm không nhìn thấy ánh sáng linh thiêng của ngôi sao Bắc Đẩu, thì vùng đất đó có Âm khí. Một khi Âm khí chiếm ưu thế. sẽ dẫn đến “quỷ quái” sớm tối ẩn hiện trong hung khí hoặc làm cho gia chủ dễ sinh bệnh tật. Vì vậy, sống trong khe núi chật hẹp không bằng sống ở vùng đồng ruộng rộng lớn. Những ngọn núi thấp ở xung quanh vùng đồng ruộng mênh mông thì không thể gọi là núi. Chúng cũng được gọi là đồng ruộng, bởi vì những vùng đất này không cách tuyệt với ảnh mặt trời, mà xa xa còn có các con sông chảy qua. Ở vùng núi cao, nếu có một chỗ đất rộng lớn, thì đó cũng là nơi lý tưởng để con người cư trú.
Địa hình núi: Theo các thầy Phong Thủy, thông thường hình dáng núi đẹp nhất là Tổ Tông Sơn phải cao vút lên, Chủ Sơn phải thanh tú, xinh đẹp ... phải cố gắng tránh những Lai Long (Sơn mạch) thiếu sinh khí do Long hình uể oải, mệt mỏi ...
Màu đất: Thông thường tại vùng đất cư trú ở nông thôn, nếu thổ chất ở đáy sông và bờ sông có kết cấu rắn chắc, thớ vẫn mịn màng thì mới có giếng nước tinh khiết, mát mẻ. Tất cả những điều này tạo nên điều kiện cư trú lý tưởng nhất cho đời sống con người. Nếu thổ chất là đất sét đỏ, cát đen, đất cát sỏi hoặc đất vàng mịn, thì là “đất chết", nước chảy ra từ trong những vùng đất như vậy đều gây buồn nôn (lam chướng). Những vùng đất này không thích hợp cho con người cư trú.
Thủy lợi: Thông thường con người không thể sinh sống ở nơi không có chỗ lấy nước. Trong núi phải có khe suối, như thế nó mới có thể tạo ra sức mạnh biến hóa tốt lành kỳ diệu (sự kỳ diệu của sinh hóa). Nơi ra vào của dòng nước phải đảm bảo sự thống nhất với nguyên tắc Phong Thủy, vùng đất như thế mới tốt lành.
Phong Thủy nhà ở có vai trò nhất định đối với việc thiết kế nhà dân, di dưỡng thân tâm, có bố cục như sau: “Đại sảnh ở giữa, Tiểu Môn phía trước, Biện Thương phía sau, Thanh Phong, Hội Cảnh, Tiêu Thự uốn lượn bên trái, đó là hình tượng Thanh Long, lầu Minh Nguyệt đứng ở góc Tây Nam, đó là hình tượng Bạch Hổ, rất hợp với luận thuyết của Âm Dương gia".
Tóm lại, hình cục Phong Thủy nhà ở được chuyển hóa từ hình cục núi sông “Tứ Thần Sa". Nó cũng giống như thế bao bọc của đầu, ngực, tay của cơ thể người.
***
Bài tài liệu lưu trữ ứng dụng.
TRẠCH BẰNG (Tam Do)
Phong Thủy Sư – Lương Y.
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ