DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN NHẬP MÔN YẾU QUYẾT

 

DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN NHẬP MÔN YẾU QUYẾT

***

+ DƯƠNG CƠ TỔNG LUẬN

Dương cơ là vấn đề vô cùng trọng đại, lớn thì quốc gia, vừa thì thành thị hương thôn, nhỏ thì bình dân bách tính (trăm họ), đều phải cần đến nó. Dương trạch lớn nhỏ khác hẳn nhau, nhưng điểm báo cát hung họa phúc và khi ứng nghiệm thì lại hoàn toàn giống nhau. Thông thường mà nói, Long mạch phải dài, huyệt vị phải thoáng rộng, thủy lưu phải uốn lượn vòng vèo và giao hội đầy đủ, hộ sa phải cân xứng với nhau, nhìn từ xa như đang triều bái huyệt. Chọn Dương trạch Mộ địa nhất định phải chọn nơi núi lớn, sông lớn giao hội. Địa phương tốt nhất có thể trở thành kinh đô, tỉnh thành, tốt vừa sẽ thành quận, phủ, kém một chút có thể làm huyện lỵ, dưới nữa là thôn xóm. Cơ chỉ (cơ sở, nên tảng, vị trí) rất khác nhau, biểu thị ai tốt ai kém. Liêu công viết : "Sơn thủy của nơi xây dựng đô thành nhất định phải thuộc loại trung bình, sơn thủy trung bình tụ hợp lại mới là nơi có thể kiến lập thành thị. Lăng mộ, nhà ở phải thuộc loại sơn thủy dưới trung bình một chút. Sự tiêu trưởng đầy đặn mới thắng được thần công tạo hóa, mới có vận khí tốt".

Nhưng sơn thủy tụ hợp lại có sự khác nhau giữa nơi bằng phẳng bình nguyên với sơn cốc. Nơi bằng phẳng, bình nguyên có thủy thì rất tốt, sơn cốc lại kín gió thì quả tốt. Họ Bốc viết : "Giữa Long Hổ sơn không có gió thổi, quanh năm cảnh trí như giữa mùa xuân, dưới chân Thái sơn là bình nguyên có sông nước giao lưu, rừng cây um tùm xanh tốt".

+ LUẬN DƯƠNG CƠ LONG HUYỆT SA THỦY

Ta quan sát Long mạch của Dương cơ, thấy nó xuất thân từ tổ sơn, lên xuống nhấp nhô, chi cước (chân tay) uốn lượn như ôm vòng lấy đầu... hình dáng cũng không khác gì mấy so với các cục Long mạch của Âm địa Chỉ khác nhau ở chỗ dài ngắn, xa gần mà thôi.

"Kinh" viết : "Muốn biết cư trú ở nơi nào mới tốt, mới là cao quý, thì phải tìm nơi núi vòng trở lại, thủy bao quanh chứa đầy sinh khí. Nếu bỗng dưng ngọn núi nghiêng lệch, hướng ra phía khác mà đi, thì nơi đó chẳng có gì tốt. Nếu hai dãy hộ sa (núi bảo vệ) chấp tay vái nhau, hộ vệ huyệt cơ nghiêm trang đoan chính, không có tướng phản cốt, thì huyệt vị đó dù không lớn cũng có thể cư trú rất bình an, cát tường, trong vòng 100 năm, gia nghiệp ngày một hưng vượng.

Liêu công nói : "Nhà ở trên can Long có hai loại xa và gần. Can Long ngàn dặm khả dĩ làm thành địa chỉ cư trí của đại quận. Can Long trải dài vài trăm dặm, có thể trở thành địa chỉ cư trú của châu, phủ xa hơn có thể thành đất phong hầu. Can Long dưới một trăm dặm chỉ có thể làm trụ sở huyện lỵ. Ngắn hơn nửa thì làm thôn trấn".

+ LUẬN BÌNH CHI DƯƠNG CƠ

Nơi bình nguyên, nhìn không thấy giới hạn, nhất định phải tìm nơi Long mạch lai khứ (đi và đến) làm chỗ kết huyệt. Chỗ có vị trí cao hơn xung quanh một chút, chắc chắn là nơi tổ chân Long. Nếu bảo vùng này chỗ nào cũng bằng phẳng hoặc cao thấp ngang nhau, thế thì địa thế để kết huyệt vị bị thấp không tốt lắm. Khi đó nên nhớ địa thế chỗ nào chỉ cao hơn một tấc, cũng là chân Long. Chỗ Hà thủy không chảy qua là cốt mạch của Long. Địa thế ở chỗ nào đột nhiên lên xuống nhấp nhô, thì đó chính là thế đi của Long trên bình địa, cây cỏ hơi lộ và dàn trải.

Có khi gặp hồ lớn dung nạp rất nhiều thủy lưu, có khi đi sát vào sông lớn, kênh lớn, ở đây nhất định có hai Long mạch giao hội, nhưng cách sông. Nơi này có thể làm một địa chỉ cư trú lớn (cơ chỉ). Thủy ở đây nhất định gồm nhiều dạng.

"Thái Âm kinh" viết : "Đất châu huyện kinh sư nhất định là bằng phẳng, Long mạch Sa hổ vây nước lại một chỗ làm thành thủy trì (ao, hồ), nhà cửa thành thị lập cơ địa ở chỗ cao. Không thể nói hình dạng lõm là nơi tốt nhất".

Nguyệt thiền sư nói : "Ẩn giấu tung tích hoàn toàn là không hay. Long mạch xuyên ngầm dưới ruộng, qua sông, đột ngột nhô lên ở bình địa, đã không có Thanh long, Bạch Hổ hộ vệ, cũng chẳng có gì hộ vệ ở xung quanh, thì rất khó phát hiện chân Long ở chỗ nào. Nơi đây có tính nhất chính là thủy". Dương công cũng nói : "Khi tới vùng bình nguyên, chớ có hỏi chân Long ở chỗ nào, chỉ cần nhìn thấy chỗ nào có thủy vây quanh, thì nơi ấy chính là chân Long.

"Táng kinh" viết : "Trong bình địa có sinh khí cát tường bùn đất sẽ theo đó mà lên xuống. Lại có chỗ đất cao lên, gọi là bình chỉ cao địa, thì rất tốt, nhưng cần có Thanh Long, Bạch Hổ hộ vệ, nếu không thì dù là chỗ cao cũng không thật cát lợi, chỉ nên dựng đền miếu. Nếu có rất nhiều cảm ứng, thì cũng không nên làm nhà ở nơi này". Do đó, đối với bình chỉ dương cơ cần khảo sát tình hình cẩn thận.

+ LUẬN SƠN CỐC DƯƠNG CƠ

Phàm Dương cơ của sơn cốc, phải để nó tọa lạc ở nơi bình viên, bằng phẳng và rộng rãi, tứ bề có Sa sơn châu vào hộ vệ, ở giữa không có chỗ lõm hãm rộng, bên dưới nên có giếng nước, Minh Đường phải thoáng đãng, cư trú ở nơi gần sông là tốt nhất. Nếu muốn đặt huyệt cơ ở trong sơn cốc, cũng có thể tìm chỗ nào bằng phẳng, nhưng không quá hẹp, vì chỗ nào quá hẹp sẽ không cát lợi.

"Kinh" viết : "Chọn Dương trạch tối kỵ huyệt vị nhỏ hẹp, huyệt vị nhỏ hẹp chỉ có thể làm âm cơ mộ địa. Tiểu huyệt mà dùng làm Dương cơ, sẽ khiến cho khí mạch bị tổn thương. Thông thường khi định huyệt vị cho Dương trạch, huyệt vị phải lớn, nơi đó phải bằng phẳng, thoáng đãng. Nếu nhỏ hẹp thì nhất quyết bỏ ngay không tiếc".

Liêu công viết : "Ngọn núi bốn phía cao chót vót, nơi ấy mà làm nhà ở (dương cư) thì không cát lợi. Nhân định sẽ giảm thiểu, gia nghiệp không thể vượng, chỉ lụn bại dần. Nhà cửa ở nơi u ám tam dương không rọi chiếu được tới, nhất định sẽ là nơi trú ngụ của yêu ma quỷ quái. Nhà cửa ẩm thấp, gia nhân nhất định sẽ gặp tai họa bệnh tật. Nếu lưu thủy chảy từ phía sau qua nhà, người nhà sẽ ly tán, tiền tài sa sút. Hẻm núi gió thổi rét buốt là tối hung hiểm, mệnh chủ sẽ chết, thân nhân nghèo khó. Bên cạnh nhà nếu quanh năm có thủy lưu động, thì tang sự tai họa lên miên không dứt. Nếu mệnh chủ cho rằng huyệt vị quá nhỏ muốn làm cho nó rộng ra, nhất định sẽ động đến sinh khí Long mạch mà bị thương tổn. Long mạch chạy ngang tối kỵ bị đứt đoạn từ bên trong, vì như thế mệnh chủ sẽ bị mất hết gia tài, chuốc lấy đủ thứ tai họa".

*****

Bài Tài liệu lưu trữ

TRẠCH BẰNG (Tam Do) Phong Thủy Sư – Lương Y.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ