ĐỊA THẾ TỰ NHIÊN, NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG BẤT LỢI TRONG PHONG THỦY

 

ĐỊA THẾ TỰ NHIÊN, NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ

NHỮNG BẤT LỢI TRONG PHONG THỦY

***

 

Địa thế tự nhiên tồn tại ngoài ý muốn. Dù đó là vùng cao hay vùng đồng bằng, vùng thấp hay vùng trũng vẫn luôn có điểm đất có phong thủy phù hợp và phong thủy không thuận cho gia cư.

 

1/. Địa thế tự nhiên là vùng núi cao:

 

Địa thế tự nhiên là vùng núi cao nói chung đều có phong thủy khí xấu nhiều, phong thủy khí tốt ít.

 

Các gia cư ở lưng chừng núi đá thường phải chịu tác động của phong khí và địa khí dồi dào, song bất lợi nhiều do hỏa khí thay đổi liên tục theo ngày, đêm và theo mùa. Đó là điều bất lợi cho sức khỏe con người. Ở nơi đó thủy khí thiếu thốn, mộc khí ít ỏi là tác nhân phong thủy hết sức bất lợi cho nguồn sống của con người, nói gì đến phú qúy hay cát tường.

 

2/. Phương pháp khắc phục theo quan niệm phong thủy:

 

Những gia cư ở các điểm đất không có thế của tự nhiên che chắn nên phong khí sát bốn phương phát tác thì có nhiều phương pháp khắc phục.

 

Ví dụ:

+ Hướng Đông Bắc cần có tường bao gia cư cao hơn ở các phía khác.

 

+ Những phong thuỷ khí thiếu hoặc yếu như: Hỏa khí, Mộc khí nên tạo sự bổ sung như trồng nhiều cây xung quanh gia cư để tăng Mộc khí đồng thời góp phần cản phong khí xấu và giữ Hỏa khí ít bị thất thoát.

 

+ Tăng cường Hỏa khí qua việc duy trì thường xuyên nguồn Hỏa khí trong gia cư bằng đốt lửa.

 

+Tăng cường nguồn Thủy khi bằng các cách dẫn dụ nước vào khu vực nhà ở từ các nguồn nước tự nhiên nếu có thể.

 

3/. Nhận xét chung:

 

Nói chung sinh sống tại các địa thế núi cao tự nhiên đều thuộc phong thủy bất lợi quá nhiều.

 

Tuy nhiên tại địa thế vùng núi cao cũng có điểm đất có phong thủy tốt, tức có đầy đủ các khi tốt của Mộc, của Thủy và có bình phong tự nhiên như cánh cung núi cao chắn phong khí xấu (gió lộng và gió bấc). Mộc nhiều sẽ vừa lấn át địa khí xấu và vừa giữ Hỏa khí cho điểm đất.

Những điểm đất có địa thế tự nhiên có phong thủy tốt ở vùng núi cao là rất hiếm. Hiểm họa tiềm ẩn lớn cho gia cư ở vùng núi cao là đá lở.

 

4/. Địa thế tự nhiên ở các vùng đồi cao:

 

Vùng đồi cao hay đồi thấp là đặc điểm của vùng trung du.

Về mặt phong thủy, những đồi đất có xung quanh là hồ nước hoặc suối hay là những lũng bằng của Hỏa khí, của Thủy khí, Mộc khí và Phong khí đầy đủ.

- Những điểm đất ở đỉnh đồi có phong thủy kém hơn các điểm đất ở sườn đồi.

- Những điểm đất ở chân đồi là nơi có nguồn thủy khí, Mộc khí và Địa khí dồi dào nhất.

 

5/. Những tác động bất lợi của địa thế vùng đồi và cách khắc phục theo phương pháp phong thủy:

 

- Các điểm đất ở đỉnh đồi là nơi thoáng đãng và có phong khí sát nhiều. Nhà ở không có thế dốc và bốn bên khó chống đỡ đó là phong thủy xấu.

 

- Nếu phải làm nhà ở đây nên bố trí huyền quan ở phía Đông Nam và có tường bao quanh cao 2/3 chiều cao của ngôi nhà.

 

Cần có sân rộng để tạo bể khí và thuận lợi cho việc xoay chuyển hướng cửa chính phù hợp “mệnh trạch” của gia chủ (tọa và hướng theo tuổi của chủ nhà).

 

Phương pháp này không bị ảnh hưởng bởi Huyền quan. ở trong trường hợp trên, Huyền quan ở phía Đông Nam, Bát quái Tốn nhằm dẫn phong khí ôn hòa vào bể khí. Nhờ thế, tuy ở đỉnh đồi khi dịch chuyển gọi là tráng địa nhiều phong khí hung sát; nhưng phong khí qua Huyền quan vào bể khí (sân rộng), phong thủy khí vào nhà là phong thủy khí ôn hòa tốt cho gia cư.

 

- Trường hợp khó khăn về xây tường bao thì nên trồng cây lâu năm dày bao quanh cùng với một hàng rào cây bụi cao cũng là cách khắc phục hiệu quả về mặt phong thủy.

 

6/. Những điểm đất ở sườn đồi có nhiều ưu điểm hơn các điểm đất tại đỉnh đồi:

 

Ở đây có thể tạo mặt bằng cho ngôi nhà. Nhờ đó có thể tao ra thế “hậu sơn tiền thoáng”. Về mặt phong thủy thuộc thế tốt.

 

- Nhược điểm của địa thế này là thiếu thủy khí và tiềm ẩn tai họa sụt lở khi mưa bão lớn.

 

- Phương pháp khắc phục của những điểm đất tại khu vực sườn đồi theo phong thủy là:

 

+ Tạo mặt bằng rộng để làm nhà và có rãnh thoát nước mưa.

+ Nhà làm ở giữa điểm đất cách xa phía hậu.

+ Phía hậu ngôi nhà trồng cây lâu năm.

+ Nhà hướng về phía chân đồi và có sân rộng.

+ Sân có tường bao hoặc cây thấp trồng xung quanh nhà “Bát trạch pháp” hay thuyết “Tam nguyên cung phi” dựa vào Bát quái (8 quẻ dịch: càn, tốn, khảm, ly, cấn, khôn, đoài, chấn) để lấy được một trong 4 hướng tốt như:

 

1/. Hướng Sinh Khí: Hướng rất tốt cho phát đạt mọi mặt.

2/. Hướng Diên Niên (phúc đức): Hướng tốt cho hậu vận.

3/. Hướng Thiên Y: Hướng tốt cho sức khỏe.

4/. Hướng Phục Vị: Là hướng nửa hung, nửa cát.

 

Để dễ dàng đạt được hướng Huyền quan căn cứ vào thực trạng địa thế của điểm đất và xung quanh bên ngoài không thuận lợi cho mệnh trạch của gia chủ có thể dựa vào phép “tam hợp phương vị” hay “lục hợp phương vị sinh” để có được một phương vị cho Huyền quan phù hợp với mệnh chủ.

 

- Đường ngõ dẫn lên gia cư nên tạo dốc gấp khúc (chữ chi) hoặc ngoằn nghèo rắn lươn. Đường ngõ dẫn như vậy sẽ phù hợp “dáng long” dẫn khí vào gia cư một cách ôn hòa và dễ dàng lên dốc vào nhà.

 

- Những điểm đất ở chân đồi cũng không phải luôn có được nhiều thế phong thuủy tốt. Tuy nhiên ở chân đồi dễ dàng đi lại tạo thuận lợi cho sinh hoạt và tiêu thoát nước sẽ phù hợp với cuộc sống.

 

- Những điểm đất tuy ở chân đồi, song nếu vào năm địa thế thường xuyên gặp lũ quét thì không thuộc địa thế có phong thủy tốt.

 

Các cách khắc phục những bất lợi của các điểm đất ở các khu vực chân đồi theo các phép phong thủy gồm:

 

+ Làm nhà cách xa các suối nước lớn ở những nơi địa thế thấp có suối nước chảy qua để đề phòng thủy khí hung sát đột xuất và rất khó nhận biết.

 

+ Làm nhà ở toạ Bắc (phương vị Quý - Tý - Nhâm); hướng Nam (phương vị Đinh - Ngọ - Bính) nhằm thu được nhiều Hỏa khí và Mộc khí. Đó là hai yếu tố tốt cho gia cư.

 ***

 

Bài “tư liệu lưu trữ nghiên cứu” TRẠCH BẰNG (Tam Do) Phong Thủy Sư – Lương Y ĐT: 0932 153 031.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ