CÁC CÔNG VIỆC SỬA CHỮA NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH THEO QUAN NIỆM PHONG THỦY

 CÁC CÔNG VIỆC SỬA CHỮA NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH THEO QUAN NIỆM PHONG THỦY

*****

Bất cứ một công trình nào sau một thời gian đưa vào sử dụng đều phải sửa chữa ít nhiều do hư hỏng hay do không thuận tiện trong sinh hoạt. Đặc biệt do phát hiện có vấn đề bất lợi theo phong thủy; ví dụ như phong thủy, âm dương, ngũ hành, lý khí, gia tướng, trạch tướng, bát trạch, v.v...
1/. Cần quan tâm tới các vấn đề gì trước khi tiến hành những công việc sửa chữa:
Không đề cập đến điều kiện kinh tế, điều kiện sức khỏe và các điều kiện khác, vấn đề cần lưu tâm là theo các phép phong thủy với mục đích không phạm vào các điều nên tránh theo quan niệm phong thủy.
Công việc sửa chữa không như công việc động thổ mới, nhưng vẫn có thể gây nên những chấn động. Chấn động gây ra các sóng phong thủy khí nhiễu loạn; theo quan niệm của khoa học phong thủy sẽ tạo nên những hiệu dụng khí lực của thiên khí và địa khí. Thiên khí bao gồm nhiều loại khí lực khác nhau như khí lực của: Phong khí, tinh tú khí, khí lực của các tinh tú, thần khí (khí lực của các thực thể siêu hình - inrealist entities) và khí lực của các thực thể khi trong vũ trụ bao la hay trong môi trường nội tại của gia cư, của cơ sở. Đặc biệt trong các khí lực này có cát tinh và sát tinh. Các dòng khí hay sóng khí trong các loại thiên khí khi chuyển vận êm dịu sẽ là sinh khí (là loại khí lực hữu ích). Khi sự chuyển vận của chúng bị xáo động vì một lý do nào đó nó sẽ tạo ra khí lực xấu (do sát khí sinh ra).
Các tác động của các tiếng động sinh ra từ công việc sửa chữa thường tương tác tới những dòng khí, dòng sóng khí có liên quan. Theo thuyết Huyền không (một thuyết trong khoa học phong thủy), “phép phi tinh lưu niên” có ảnh hưởng rất mạnh tới khí vận của một ngôi nhà trong mỗi năm. Đó là khi có sự xuất hiện của một trong cửu tinh (9 ngôi sao) ở một phương vị nào đó.
Mỗi ngôi nhà đều nằm trong phạm vi của bốn phương tám hướng. Và như vậy khi tiến hành một công việc sửa chữa nào đó, ở một phương vị nào đó trong phạm vi ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng của một sao nhất định trong cửu tinh.
Trong cửu tinh có các sao tốt và các sao xấu. Các sao xấu nhất nằm trong “tam đại sát” gồm Thái Tuế, Tam Sát và Ngũ Hoàng chính quan sát, còn gọi là sao Liêm Trinh, một trong 6 chính tinh nằm trong vòng sao Tử Vi của “Thập tứ đại tinh” (14 ngôi sao lớn) có ảnh hưởng rất nhiều đến mệnh số con người. Theo quan niệm phong thủy, sao Ngũ Hoàng là hung tinh có khi lực xấu lớn hơn nhiều lần so với sao Tam Sát và Thái Tuế. Vào năm sau Ngũ Hoàng chuyển dịch đến phương vị nào mà tại phương vị đó (là khu vực trong nhà) có các tác động nào đó sẽ cổ động tính hung hãn của ngôi sao này. Và như vậy sẽ rất tác hại cho gia chủ.
Như vậy, khi muốn tiến hành một công việc sửa chữa, trùng tu cần phải xem xét đến phương vị đang có sự hiện diện của sao Ngũ Hoàng để tránh tác động vào nó.
Theo “Thuyết dương trạch” trong khoa học phong thủy cần chú ý đến thời gian để tiến hành công việc sửa chữa hay trùng tu trong nơi ở, công sở v.v...
Kết hợp với các điều cấm kỵ của “thuyết Huyền Không”, công việc sửa chữa cần tham khảo “Phép dương trạch” để chọn được thời gian và phương vị cho phù hợp với công việc định sửa chữa.
2/. Thuyết dương trạch có quy tắc cụ thể về sửa chữa nhà cửa như sau:
Tháng Giêng và Tháng chạp nên sửa chữa ở phương Bắc, không nên sửa chữa ở phương Nam.
Tháng hai nên sửa chữa ở phương Đông Bắc, không nên sửa chữa ở Tây - Nam.
Tháng ba và tháng tư nên sửa chữa ở phương Đông, không nên sửa chữa ở phương Tây.
Tháng năm nên sửa chữa ở phương Đông Nam, không nên sửa chữa ở phương Tây - Bắc.
Tháng sáu và tháng bảy nên sửa chữa ở phương Nam, không nên sửa chữa ở phương Bắc.
Tháng tám nên sửa chữa ở phương Tây Nam, không nên sửa chữa ở phương Đông Bắc.
Tháng chín và tháng mười nên sửa chữa ở phương Tây, không nên sửa chữa ở phương Đông.
Tháng mười một nên sửa chữa ở phương Tây Bắc, không nên sửa chữa ở phương Đông Nam.
Qua ví dụ về quy tắc trong sửa chữa nhà cửa theo “Thuyết dương trạch” cũng còn liên quan tới phương vị nào được hay không được sửa chữa, cho nên cần kết hợp thuyết “Huyền không” về cửu tinh để tiến hành công việc sửa chữa nhà cửa được chu toàn về phong thủy. Đặc biệt là chú ý đến sao Ngũ Hoàng đang hiện diện ở phương nào trong năm. Từ đó ta cần hết sức chú ý khi có việc sửa chữa nhà cửa để không gây động. Sao Ngũ Hoàng gây tác hại rất lớn nếu phạm nặng. Khi trùng tu, sửa chữa, các tác động thường rất mạnh như đập phá, đục đào v.v... nếu phạm Ngũ Hoàng sẽ bị tai họa khôn lường về sức khỏe, về tai nạn thân thể trầm trọng và về tài sản. Ngay cả những xáo động thường xuyên như quạt điện, ti vi, thiết bị âm thanh lớn cũng gây tác họa nếu đặt chúng ở phương vị có Ngũ Hoàng trong năm. Điều này nhiều người không lưu tâm nên khi bị họa tại không biết nguyên nhân. **
3/. Tác động của sao Ngũ Hoàng rất rộng:
Thuyết Huyền không trong khoa học phong thủy đề cập đến nhiều họa hại từ Ngũ Hoàng như:
- Ngũ Hoàng đại vận là Ngũ Hoàng tác động suốt cả một vận thế, một mệnh số của một con người.
- Ngũ Hoàng trạch tinh, theo “Phép phi tinh” là một nơi ở được xem xét đến các vị trí của tinh tú. Trong đó có “định vị cố cư" của sao ngũ hoàng.
- Ngũ Hoàng lưu niên là sự chuyển dịch đến các phương vị “trực chính sát” hàng năm.
Trên đường dịch chuyển của Ngũ Hoàng, ảnh hưởng của sao còn được kể đến từng phương vị mà sao này đi qua hàng tháng, trong ngày và trong giờ. Vì vậy, thuyết Huyền Không trong phong thủy còn tính đến cả các điểm xấu như:
- Ngũ Hoàng Lưu Nguyệt là sự có mặt của sao Ngũ Hoàng trong tháng đang ở phương vị.
- Ngũ Hoàng Lưu Nhật là sự hiện diện của sao Ngũ Hoàng trong ngày đang ở phương vị.
- Ngũ Hoàng Lưu Thời là sự xuất hiện của sao Ngũ Hoàng trong giờ đang ở phương vị.
Việc xác định các mốc xuất hiện của sao Ngũ Hoàng được xem xét trong “Huyền Không phi tinh”.
Trong tháng, ngày, giờ có hiện diện của sao Ngũ Hoàng đang trên đường dịch chuyển. Vì vậy, nếu thận trọng người ta cũng tránh gây ảnh hưởng nếu có làm động do sửa chữa vào phá nguyệt, nhật, (ngày phá và giờ phá) để không gặp tai ương.
Những tháng, ngày, giờ phá này thường được các nhà “phong thủy thời lịch” ghi rõ trong một số sách lịch hàng năm. Ví dụ như thông thư của Hồng Kông Trung Quốc, lịch vạn sự âm dương của Việt Nam hàng năm v.v...
Trong các vận Ngũ Hoàng, vận Ngũ Hoàng Trạch Tinh là nguy hại lớn nhất, song thời gian ứng nghiệm hiệu dụng của sao này lại chậm thấy, phải trải qua một thời gian mới xảy ra ảnh hưởng.
4/. Sao mệnh chủ:
Theo thuyết “Trạch mệnh tương phối” là lấy bát tự (tám chữ can chi trong năm, tháng, ngày, giờ sinh) của một người (chỉ rõ mệnh) kết hợp với phương vị của tọa và hướng của gia cư phối hợp với sự nhận biết trạch tĩnh theo 12 sơn (do địa chi hình thành). Như vậy quy luật 12 năm sẽ gặp lại một lần địa chi của năm sinh (gọi là thái tuế), một lần gặp mệnh tinh của bản thân gọi là “sao mệnh chủ"; tức là năm sinh ứng với một sao.
Ví dụ:
Tuổi Tý có sao mệnh chủ là sao Tham Lang.
Tuổi Sửu và tuổi Hợi có sao mệnh chủ là sao Cự Môn.
Tuổi Dần và tuổi Tuất có sao mệnh chủ là sao Lộc Tồn.
Tuổi Mão và tuổi Dậu có sao mệnh chủ là sao Văn Khúc.
Tuổi Thìn và tuổi Thân có sao mệnh chủ là sao Liêm Trinh (Ngũ Hoàng).
Tuổi Tỵ và tuổi Mùi có sao mệnh chủ là sao Văn Xương.
Tuổi Ngọ có sao mệnh chủ là sao Phá Quân.
Như vậy gặp năm Thái Tuế (năm sinh của bản thân mình) thì cần lưu tâm đề phòng. Đặc biệt ai là “sao mệnh chủ” là Ngũ Hoàng cần tránh mọi việc lớn, đặc biệt là các việc gây động và chú ý đến sức khỏe v.v...
Cũng như vậy ta có thể áp dụng cho các tuổi khác theo “Thuyết trạch mệnh tương phối” trong khoa học phong thủy.
***
Bài tư liệu “lưu trữ nghiên cứu”.
TRẠCH BẰNG (Tam Do)
Phong Thủy Sư – Lương Y.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ