TƯỚNG NHÀ Ở, CẦN CHÚ Ý KHÍ, CỤC, HÌNH

 TƯỚNG NHÀ Ở, CẦN CHÚ Ý KHÍ, CỤC, HÌNH

***
Khi chọn nhà ở, trước tiên chúng ta cần phải kiểm tra 3 tướng khí, cục, hình có hài hòa hay không, nếu hài hòa cân xứng mới có thể cho là ngôi nhà đó có thiên nhân hợp chất, định tài đều vượng.
Dưới đây xin được trình bày “Trạch pháp cử ngung” đối với yêu cầu của nhà ở.
I/. TƯỚNG KHÍ: “HOÀN CẢNH SỐNG VÀ ĐỊA THẾ”
Trước khi chọn nhà ở chúng ta cần nghiên cứu về long, huyệt, sa, thủy, yêu cầu môi trường xung quanh phải rộng rãi, thoáng đãng. Ví như xây nhà trên núi thì sơn mạch cần khoan thai, hùng vĩ hay xây nhà nơi đất bằng cần phải thoáng đãng, bằng phẳng. Nếu như trước mặt có án sơn, hai bên phải trái có hai tay Long Hổ hộ vệ thì càng là cách cục lý tưởng. Nhà ở trong môi trường đó tạo cảm giác dương khi như khói mây tụ tập. Tóm lại, yêu cầu địa hình của nhà ở nên ngay ngắn, yên tĩnh, bình hòa, xung quanh đầy khí xung mãn, trong lành.
Dưới đây phân thành 3 loại hình phong thủy:
Thứ nhất là nhà ở thành thị: Yêu cầu bốn phía xung quanh có các lầu gác đoan chính, không có hình thức kỳ quái, mức độ cao thấp vừa đủ, có quy hoạch, người qua lại tấp nập, nhân khí thịnh vượng.
Thứ 2 là nhà ở nông thôn: Yêu cầu có các hộ tụ tập thành thôn xóm, không tách bạch đơn lẻ như trước không có thôn mà sau chẳng có điếm. Xung quanh nên có cây cối, chim muông, tất thảy hiển hiện ấm áp, sinh khí hữu tình.
Thứ 3 là nhà ở trên núi: Yêu cầu cần phải có sơn thủy hữu tình, “thu cục khai dương”. Sơn mạch không nên dứt gãy, dòng nước chuyển lưu không quá vội vàng, núi trước mặt không quả bức bách, có tụ khí mà chẳng eo hẹp.
Nhà ở vùng núi cần xem lai long kết mạch, nhà ở đất bằng cần xem lai thủy kết cục. Nếu như núi chẳng có long, đất bằng chẳng có thủy thì nhân đinh và tài lộc chẳng vượng, nếu có vượng thì chẳng được bền lâu vậy.
II/. TƯỚNG CỤC: “CÁCH CỤC THỦY VỚI NHÀ Ở”
Tướng cục chủ yếu bàn về cách cục thủy ở xung quanh nhà ở, vì thế mới có quan điểm "dựa vào thủy mà lập cục". Xung quanh nhà ở có cách cục thủy rõ ràng khoảng cách với nhà ở là 20 bước chân cần phải xem cách cục.
Thủy ở phương Nam gọi là Khảm cục; Thủy ở phương Bắc gọi là Ly cục; Thủy ở phương Đông gọi là Đoài cục; Thủy ở phương Tây gọi là Chấn cục; Thủy ở phương Đông Nam gọi là Càn cục; Thủy ở phương Tây Nam gọi là Cấn cục; Thủy ở phương Tây Bắc gọi là Tốn cục; Thủy ở phương Đông Bắc gọi là Khôn cục; Thủy ở bốn phía, khoảng cách xa gần bằng nhau gọi là Trung ương cục.
Nếu như hai mặt đều có thủy, từ Đông sang Nam, từ Tây chuyển Bắc, nếu như Thủy ở phương Nam gần hơn phương Tây thì gọi là Khảm cục; Thủy ở phương Tây gần hơn phương Nam thì gọi là Chấn cục. Nếu như thủy ở phương Tây Nam cự ly giữa phương Nam và phương Tây bằng nhau thì gọi là Cấn cục. Nếu như trước mặt và sau lưng nhà ở đều có thủy là Kiêm cục, như hai phương Khảm Ly đều có thủy được gọi là Kiêm cục vậy.
Lập trạch cho nhà ở có hướng thủy, tọa thủy hoặc giả thủy ở trái phải thì cần lấy cách cục chân khí thuần nhất. Thủy ở phương Khảm, Ly, Chấn, Đoài thì lập trạch Tứ chính: Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Nếu nhà ở phương Càn, Khôn, Cấn, Tốn thì lập trạch Tứ duy: Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Đây chính là nguyên tắc dựa vào thủy lập cục thuộc nhà ở đất bằng. Nếu ở núi thì cần xác định vị trí sơn phong lạc thủy. Nhà ở thành thị thì cần căn cứ vào đường phố mà xác lập.
Sách Dương trạch đắc nhất có viết: "Khí gặp không khuyết thì đến gặp che chắn là khí dừng lại". Đây là bàn tới chỉ cần nhận biết được khí đi và dừng của thủy thì có thể nắm bắt được huyền cơ "thổ khí" và "thốn khí" của nhà ở. Xác định được trạch cục thì mức độ cát hung cũng được hiển thị rõ ràng, lại có thể dựa thêm vào mức độ hưng suy của nguyên vận mà phán đoán. Dòng thủy cách nhà ở trong khoảng 20 bước thì cách cục nặng mà nhà nhẹ, ngoài 20 bước thì cách cục nhẹ mà nhà nặng vậy.
III/. TƯỚNG HÌNH: “MỨC ĐỘ CÁT HUNG CỦA PHƯƠNG VỊ VÀ HÌNH THẾ”
Ngoài tướng khí và tướng cục ra cần phải có tướng hình. Hội đủ 3 yếu tố đó thì mới có thể kết luận chính xác được nhà ở tốt hay xấu.
Chọn đất xây nhà nên ở nơi cao mà dày, không nên ở chỗ thấp mà ẩm. Hình thế xung quanh cần phải chân thực, đầy đặn, tránh nghiêng lệch, khuyết hãm. Nếu như nghiêng mà lại không ngay ngắn thì tốt nhất là bỏ đi.
Trước mặt nhà ở cần phải thoáng đãng, không gặp bất kỳ trở ngại, che lấp, phản sát nào. Trong nhà ở cần phải trước thấp sau cao, không được trước cao sau thấp hoặc ở giữa thấp mà trước sau cao, ở giữa cao mà trước sau thấp. Đôi với hai bên trái phải của ngôi nhà cần phải có độ cao thấp như nhau, không thực cao một bên mà thấp một bên hoặc một bên có nhà ngang mà một bên không; trước sau sân vườn cần dài rộng cân đối, không nên rộng ngang theo hình “chữ nhất” ( – ), trước sau sân vườn không nên hẹp dài thái quá mà nên có độ rộng dài vừa phải; không nên trước rộng sau hẹp mà ngược lại thì cát lợi. Ở giữa và hai bên cần có kích thước rộng hẹp giống nhau, không nên giữa thì rộng mà trước sau lại hẹp hoặc trước sau rộng mà giữa lại hẹp.
Tọa hướng trước sau của ngôi nhà cần phải thống nhất, nếu như phân kim không nên trái phải bất đồng, khiến cho trước sau thu khí tạp loạn, khó được thuần nhất, gây ảnh hưởng xấu tới trạch vận. Cột kèo trong nhà cần phải đoan chính, kỵ thiên lệch, xung xạ. Sân vườn có xây một phòng nhỏ đơn độc thì kích cỡ ngắn dài cần phải phù hợp, vị trí ngay ngắn, không nên lệch lạc hoặc khuyết hãm. Không nên xây nhà mới ở hai bên nhà cũ hoặc dưới phòng chính xây hành lang..
Nếu như mặt ngoài của phòng chính có thiết kế thêm phòng ốc, cần phải chặt chẽ, kích cỡ cao thấp tương xứng, chủ thứ phân minh, không nên tán loạn, mất đi tôn ti trật tự, tạo cảm giác phòng phụ gây áp lực cho phòng chính. Nếu như tránh được các loại hình nhà ở xấu như ở trên, nhà ở lại phối hợp được cách cục, vận thế, bố trí không gian nội thất phù hợp sẽ khiến cho trạch vận được thịnh vượng, nhân đinh và tiền tài cùng phát triển.
***
Bài “tư liệu nghiên cứu”
TRẠCH BẰNG (Tam Do) Phong Thủy Sư – Lương Y.
Hoang Khang, Vinh Trần Quang và 52 người khác
2 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ