XEM NGÀY GIỜ TỔ CHỨC TANG LỄ

 

XEM NGÀY GIỜ TỔ CHỨC TANG LỄ

 

Nhằm giúp gia đình hiểu rõ hơn việc xem Ngày Giờ Tốt cho việc tổ chức Tang Lễ cho người quá cố một cách chu toàn và hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra để mọi người tham khảo:

 

Về chọn thời gian tốt cho việc Tang Lễ

 

Như chúng ta đã biết, điều quan trọng trước nhất là tránh Tứ Hình Xung:Tí xung Mão, Ngọ xung Dậu (Số 1) Dần xung Tỵ, Thân xung Hợi (Số 2) Thìn xung Mùi, Tuất xung Sửu (Số 3).

Vì Thiên Di (1); Nhập Mộ (2); Trùng Tang (3). Lập luận này được giải thích như sau: (người á đông rất chú trọng các nghi thức an táng cho người quá cố). Các cụ xưa cho rằng: việc người thân ruột thịt vừa qua đời có ảnh hưởng tốt - xấu tới những người thân cùng huyết thống đang còn sống. Cho nên người đang sống có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người ra đi về với tổ tiên. Một trong những nghi lễ quan trọng được tính hàng đầu đó là Tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người quá cố có hợp với qui luật cuộc đời của "Chính Họ" hay không?Dựa vào tuổi, tháng, ngày, giờ qua đời của người quá cố để tính xem người đó có được "Nhập Mộ" hay gặp phải "Thiên Di" hoặc "Trùng Tang" không?.

 

Nhập Mộ: là người mất ra đi và được nằm xuống vĩnh viễn, không còn vương vấn trần gian, thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần 1 Nhập Mộ của tuổi hoặc tháng, ngày, giờ thì được coi là tốt.

 

Thiên di: là dấu hiệu người mất ra đi do trời định, lúc đó họ được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng hợp với lẽ trời.

 

Trùng Tang: là dấu hiệu người mất ra đi không hợp số phận, không dứt khoát (vẫn còn vương vấn), có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải Trùng Tang mà không có Nhập Mộ nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ "Trấn Trùng Tang".

 

Cách tính trùng Tang: thường dùng 12 Cung Địa Chi để tính.

 

Cung Tuổi: Nam khởi đầu từ Dần (tính theo chiều thuận : Dần - Mão - Thìn ...); Nữ khởi đầu từ Thân (tính theo chiều nghịch: Thân - Mùi - Ngọ - Tỵ - Thìn - Mão ...). Bắt đầu từ tuổi chẵn (10,20,30,40, ...), tiếp đến năm lẻ (1,2,3,4, ... mỗi tuổi mỗi cung) của người mất và gặp ở cung nào thì chính là cung tuổi.

 

Cung Tháng: sau Cung Tuổi là Cung Tháng. Tính từ tháng Giêng, lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì đó là cung tháng.

 

Cung Ngày: tiếp sau Cung Tháng. Tính từ ngày 01, lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì đó là cung ngày.

 

Cung Giờ: tiếp sau Cung Ngày. Tính từ giờ Tí (Nam tính thuận - Nữ tính nghịch). Tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì đó là Cung Giờ.

Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung sau: 

Dần - Thân - Tỵ - Hợi là gặp "Trùng Tang" rất xấu

Tí - Ngọ - Mẹo - Dậu là gặp "Thiên Di" không tốt

Thìn - Tuất - Sửu - Mùi là gặp "Nhập Mộ" là tốt

Chỉ cần gặp được cung Nhập Mộ là coi như yên lành, không phải làm lễ "Trấn Trùng Tang".

 

Ghi chú:

Trùng ngày nặng nhất (trùng thất xa, 7 người chết theo).

Trùng tháng nặng nhì (trùng tam xa, 5 người chết theo).

Trùng giờ nặng ba (trùng nhị xa, 3 người chết theo).

Trùng năm nhẹ hơn cả (trùng nhất xa).

Ngoài ra cứ chết vào năm, tháng, ngày, giờ: Dần - Thân - Tỵ - Hợi là trùng tang theo luật vừa nêu.

 

Chọn ngày mai táng và điều cần tránh:

Điều Kiêng Kỵ:

Người nhà thì kiêng người tam hợp tuổi, kỵ tuổi xung, tuổi hình với vong mệnh

Kỵ: Long-Hổ-Kê-Xà (tứ sinh nhân ngoại), người khắc các tuổi Dần - Thìn - Tỵ - Dậu thì không được có mặt khi Khâm liệm

Kiêng người có cung phi - quẻ Bát Trạch xung khắc với vong mệnh

Kiêng khóc lóc thành tiếng khi đang khâm liệm

Tiếp theo phải xem người chết sẽ chôn vào ngày nào để xử lý:

 

Bảng tính ngày Mai Táng (chôn cất) theo tháng

 

THÁNG                     NGÀY CHÔN CẤT

Giêng                                   7 và 19

 2 – 3                            6 – 18 và 30

 4                                  4 – 16 và 28

 5 – 6                          13 – 15 và 27

 7                                  1 – 12 và 25

 8 – 9                                  12 và 24

10 – 11                               10 và 22

Chạp                                    9 và 21

 

Chọn ngày tốt để Mai Táng:

Theo tiền nhân, người chết có nhiều quan hệ đến con cháu, mà thứ nhất là việc chôn cất, vậy nên chọn trong số 12 ngày rất tốt sau:

Nhâm Dần - Bính Ngọ - Nhâm Ngọ - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân - Ất Dậu - Đinh Dậu - Kỷ Dậu - Tân Dậu - Quí Dậu

Và các ngày:

Giáp Dần - Canh Dần - Giáp Thìn - Bính Thìn - Nhâm Thìn - Ất Tỵ - Canh Ngọ.

 

Ngày tốt theo tháng để Mai Táng gồm:

 

Tháng Giêng: Bính Dần - Nhâm Dần - Bính Ngọ - Nhâm Ngọ - Ất Dậu - Đinh Dậu - Kỷ Dậu - Tân Dậu - Quí Dậu

Tháng 2: Bính Dần - Canh Dần - Nhâm Dần - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân - Kỷ Mùi

Tháng 3: Bính Ngọ - Nhâm Ngọ - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân - Ất Dậu - Đinh Dậu - Tân Dậu - Quí Dậu

Tháng 4: Nhâm Ngọ - Ất Dậu - Đinh Dậu - Kỷ Dậu - Tân Dậu - Quí Dậu

Tháng 5: Giáp Dần - Canh Dần - Nhâm Dần - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân

Tháng 6: Giáp Dần - Canh Dần - Nhâm Dần - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân - Ất Dậu - Tân Dậu - Quí Dậu

Tháng 7: Bính Tí - Nhâm Tí - Bính Thìn - Nhâm Thìn - Giáp Thân - Bính Thân - Nhâm Thân - Ất Dậu - Đinh Dậu - Kỷ Dậu - Quí Dậu

Tháng 8: Canh Dần - Nhâm Dần - Bính Thìn - Nhâm Thìn - Ất Tỵ - Đinh Tỵ - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân

Tháng 9: Bính Dần - Canh Dần - Nhâm Dần - Bính Ngọ - Nhâm Ngọ

Tháng 10: Bính Tí - Giáp Thìn - Bính Thìn - Bính Ngọ - Canh Ngọ

Tháng 11: Nhâm Tí - Giáp Dần - Canh Dần - Nhâm Dần - Giáp Thìn - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân

Tháng Chạp: Giáp Dần - Nhâm Dần - Giáp Thân - Bính Thân - Canh Thân - Nhâm Thân - Ất Dậu - Quí Dậu.

 

Lưu ý: Chọn ngày, giờ chôn cất cũng chặt chẽ như xây cất nhà vậy và cũng có những điểm khác nhau.Các ngày có các sao sau đây tuyệt đối không được động thổ an táng: Thái Tuế - Tuế Phá - Tuế Sát - Kiếp Sát - Diệt Sát - Ngũ Hoàng - Nguyệt Kiến - Nguyệt Phá - Nguyệt Yếm - Tứ Ly - Tứ Tuyệt.

 

Chọn ngày cho các việc khác liên quan đến việc Tang

 

a/. Việc Xả Tang: 

Để tang người chết (thọ chế) đã đủ 12 tháng rồi, muốn xả tang (không thờ bài vị nữa) nên chọn 14 ngày tốt lành và trực sau:

Ngày Tốt: Nhâm Thân - Bính Tí - Giáp Thân - Tân Mão - Bính Thân - Canh Tí - Bính Ngọ - Kỷ Dậu - Tân Hợi - Nhâm Tí - Ất Mão - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân

Trực: Trừ

 

b/. Việc Cải Táng:

 

Phải chọn ngày thích hợp, tránh ngày khác với tuổi của người chết. Khi xem ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi người chết.

Kỵ các ngày Lục Xung - Lục Hình - Lục Hại

Chọn năm và ngày thì nên chọn theo Tam Hợp - Lục Hợp - Chi Đức Hợp - Tứ Kiểm Hợp của tuổi người chết

Chọn Ngũ Hành là ngày tương sinh hay tỷ hòa, tránh ngày tương khắc

Tùy theo tháng, việc bốc mộ hay di dời mộ cần phải tránh thêm các ngày Trùng Tang - Trùng Phục - Tam Tang - Thọ Tử - Sát Chủ - Nguyệt Phá - Thiên Tặc - Hà Khôi

Việc bốc mộ, di dời mộ phần nên tránh các tháng hè nóng bức, mà chọn vào các tiết từ cuối thu (Thu Phân - Hàn Lộ) cho tới trước tiết Đông Chí của năm trước, sang năm sau thì từ Kinh Trập - Xuân Phân tới tiết Thanh Minh.

 

Thực Hành Cải Táng:

Trước hôm cải táng phải làm lễ cáo vong và cáo gia tiên

Ngày cải táng lại phải làm lễ khấn thổ thần nơi mộ chôn để xin đào lên và cúng thổ thần nơi sắp đem chôn lại

Sau khi đào lên, cạy nắp quan tài, thu lượm từng cái xương, chăm chú không bỏ sót.

Khi lượm rửa xương, người ta phải kiêng, giữ không để cho ánh mặt trời soi vào

Xương được rửa sạch xếp gọn vào tiểu sành (tiểu quách), rải nước ngũ hương, phủ giấy tráng kim, đậy nắp tiểu.

Đốt bỏ các mảnh quan tài còn sót lại

Đem táng ở nơi khác, không bao giờ táng lại nơi chôn cũ

Ngày cải táng, con cháu phải để tang 1 lần  nữa.

Cải táng xong, gia đình về làm lễ cúng vong và gia tiên, ăn uống trong tinh thần gia tộc.

Sau khi cải táng, mới được thỉnh lư hương và thân chủ sang nhà thờ chung với tổ tiên, nếu không muốn thờ riêng như trước.

 

c/. Chọn Trực của ngày bốc mộ hay di dời Mộ:

 

Trong lịch âm có tháng thiếu 29 ngày và tháng đủ 30 ngày, tuy vậy không phải 29 hoặc 30 đã hết tháng mà cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hoặc chỗ nào Hòa Trực (tức 2 Trực giống nhau ở ngày kề nhau, bởi mỗi ngày là 1 Trực), lúc đó mới sang tháng khác.Trong số 12 Trực thì có các Trực Tốt sau:

Trực : Thành - Mãn với tính chất Đa Phú Quí

Trực : Khai - Thu với tính chất Họa Không Vong (Họa không tới)

Trực : Bình - Định với tính chất Hưng Nhân Khẩu.

 

d/. Chọn ngày Thừa Kế - Truyền Nghề:

 

Truyền nghề, đi nhậm chức hay thăng quan có thể gặp may, rủi nên chọn 26 ngày tốt sau:

 

Ngày Tốt : Giáp Tí - Bính Tí - Mậu Tí - Canh Tí - Nhâm Tí - Quý Sửu - Bính Dần - Nhâm Dần - Đinh Mão - Kỷ Mão - Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Quý Tỵ - Bính Ngọ - Canh Ngọ - Nhâm Ngọ - Giáp Thân - Mậu Thân - Canh Thân - Ất Dậu - Tân Dậu - Bính Tuất - Canh Tuất - Ất Hợi - Kỷ Hợi - Tân Hợi.

 

Kỵ Trực: Kiến - Mãn - Bình - Phá - Thu - Bế.

 

Mấy điều cần biết khi người rời khỏi cõi trần dự đoán thời gian chết theo cung mệnh của Tuổi:

 

Cung Khảm: tuổi này trường thọ niên cao

Cung Ly: số này sống 63; ăn ở nhân đức sống ngoài 70, khi thác gặp tiết Đông Thiên

Cung Chấn: số thọ 63; tu nhân tích đức sống ngoài 70, Cung Chấn thuộc Mộc; Mộc thì khác Thổ chết vào tháng 5 (âm lịch)

Cung Tốn: cung này cũng được trường thọ; số trên 70 thì hồn về tây phương; ra đi vào khoảng mùa Đông lạnh lùng

Cung Khôn: đa số chỉ 60 thôi; có căn tu niệm sống ngoài 70

Cung Càn: số này trường thọ sống lâu

Cung Đoài: tuổi thọ thường 63, có tâm đức sống ngoài 70; Cung Đoài khắc Hỏa rõ ràng; chết vào mùa Hạ thiên tào số ghi

Cung Cấn: số thọ 70; nếu chăm tích thiện tu nhân.

 

Ngày nay với y học hiện đại tuổi thọ con người không ngừng tăng lên, sống ngoài 90 – 100 là bình thường, nếu chúng ta biết chăm sóc sức khỏe và tu tâm tích đức, biết điều tiết mọi mặt trong cuộc sống thì tuổi thọ sẽ kéo dài.

 

Luận Cung Chết Theo Bàn Tay:

Tính về cung chết thì đàn ông phải khởi tại cung Cấn (đếm thuận), đàn bà khởi tại cung Khôn (đếm ngược)Cách tính đếm hết chẵn (10,20, ...) rồi đến lẻ (1,2, ...9), đến tuổi - năm  chết thì dừng lại, rồi xem chết vào cung nào tốt hay xấu

 

         TỐN                 LY             ß  KHÔN

                                                  (nữ khởi nghịch)

 

         CHẤN                                       ĐOÀI

 

        ß CẤN              KHẢM               CÀN

  (nam khởi thuận)

 

 

Chết vào cung nào - Tốt hay Xấu?

 

Trong 8 cung thì có 4 cung thật tốt, 2 cung trung bình và 2 cung xấu

Cung Khảm: con cháu gặp may mắn - tốt

Cung Cấn: trong gia quyến gặp may - tốt

Cung Chấn: trong gia quyến thăng quan chức - tốt

Cung Tốn: động trong dòng họ - xấu vừa (trung bình)

Cung Ly: con cháu nghèo nàn - xấu vừa (trung bình)

Cung Càn: phạm hung thần - rất xấu

Cung Đoài: nếu vào ngày hung thần thì xấu lắm.

 

Nói về Thờ tự:

 

Mỗi người đều được đại tướng Chân Đạt La canh giữ quỷ Dạ Xoa che chở; vì thế mùa xuân hàng năm nên vào miếu để tiếp nhận sự che chở của đại tướng. Nếu như năm đó là năm Thái Tuế thì nên cúng đại tướng để được che chở. Nếu có thiện tâm thì nên tìm đến các chùa, miếu tĩnh mịch vào đêm 30 tết cầu đảo để năm đó có sức khỏe dồi dào, mọi điều may mắn.

 

a/. Một số kiêng cữ trong quá trình đeo Tang:

 

Không tổ chức tiệc hỷ, tiệc tùng, mừng công, vui chơi giải trí, sửa nhà, đục khoét tường, đào bới đất trong nhà, trong vườn, sửa cống, xây tường rào, v.v...Không làm nhà mới, không khai trương tiệm mới... Không chia của, tài sản, tiền bạc... Không đến xông đất mùng 1 tết, mừng tân gia, cưới hỏi...

 

b/. Về nhà Thờ Tổ Tiên:

 

Vị trí nhà thờ tổ tông (Từ Đường) đặt trên đất hương hỏa là vị trí đẹp nhất, đặt ở đây con cháu được hưởng nhiều phúc lộc. Còn nếu đặt ở trên đất không phải đất hương hỏa thì phúc lộc kém đi.

 

c/. Luật Thờ Cúng:

 

Các cụ xưa có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Việc thờ cúng phải tuân theo luật Tứ Đại Đồng Đường, tức người hầu là người cùng huyết thống thì mới thiêng, có niên bậc lớn, rồi tiếp theo là niên bậc kế tiếp, cùng bậc thì xét người có tuổi lớn, rồi người tuổi nhỏ tiếp theo, khác với luật đích tôn.

 

d/. Về luật thờ cúng của các con cùng Cha khác Mẹ và cùng Mẹ khác Cha:

 

Chúng ta theo luật Phụ Hệ ( xuất gia tòng phu, phu tử tòng tử), bởi vậy việc thờ cúng phải theo sơ đồ.Nếu hầu sự không phải là người cùng cha ( không cùng huyết thống) thì việc cúng bái mất thiêng, không thành, không có tác dụng.

 

SƠ ĐỒ:

Cùng Cha khác Mẹ                                 Cùng Mẹ khác Cha

(Một bàn thờ chung)                       (Hai bàn thờ 2 vị trí khác nhau)

 

               CHA                                    CHA 1                     CHA 2  

 

    MẸ 1              MẸ 2                                           MẸ

 

Con Mẹ 1       Con Mẹ 2                  Con Cha 1               Con Cha 2

 

Những kiến thức trên có thể sẽ giúp ích cho gia đình khi có người thân qua đời.

 

*****

 

Bài lưu trữ “tư liệu tham khảo”

TRẠCH BẰNG (Tam Do)

Phong Thủy Sư – Lương Y

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ