TÍNH KHOA HỌC TRONG PHONG THỦY

 TÍNH KHOA HỌC TRONG PHONG THỦY

Phong thủy thời hiện đại đã phát triển thành một môn khoa học. Đó là khoa học phong thủy. Nó không còn là “Thuật Kham dư”, “Thuật bói đất” hay “Thật bói cát” xa xưa nữa.
Phong thủy đã trở thành một môn khoa học với đầy đủ cơ sở lý luận được ứng dụng trong thực tế cuộc sống hàng ngày vô cùng phong phú của con người.
Khoa học phong thủy không còn là một khái niệm mơ hồ khó nhận thức, không còn siêu thực, siêu nhân, mê tín.
A/- Cơ sở khoa học của các phép tắc phong thủy
Các phép tắc phong thủy đều có cơ sở nhận thức bằng các kiến thức mà loài người đã có. Đồng thời các nguyên lý phong thủy có thể nhận biết bằng các giác quan của con người.
Có rất nhiều ví dụ về nhận biết của con người bằng các giác quan về nguyên lý phong thủy. Cụ thể như nguyên lý chuyển vận của phong thủy khí trong đó có thủy khí, phóng khí, hỏa khi v.v... Bằng thị giác, khứu giác, thính giác hay xúc giác, con người có thể nhận biết được các dòng chuyển động của phong khí (gió), một thứ vật chất thực đang chuyển dịch. Song sự dịch chuyển của thứ vật chất có thực đó đã tạo ra một khí lực. Loại khí lực ấy chính là đối tượng nghiên cứu của khoa học phong thủy dưới cái tên “phong khí” với bản chất sinh và sát của nó.
Nhìn vào một dòng nước người nào cũng thấy tính chất mạnh, yếu khác nhau của từng dòng nước. Song từ thực tế đó và dưới góc nhìn của khoa học phong thủy, nhà phong thủy nhận ra khí lực mà chúng tàng chứa. Khi lực đó là đối tượng xem xét của khoa học phong thủy. Nó được gọi là “Thủy khí”.
Quan niệm thủy khí không phải là huyền hoặc. Quan niệm thủy khí xuất phát từ tác động của các dòng nước vào sự sống của muôn loài sinh vật trên trái đất, tới cảnh quan và tới môi trường sống, môi trường làm việc v.v...
Như vậy cho thấy khoa học phong thủy không phải là một môn nghiên cứu các đối tượng phi vật chất mà là nghiên cứu sự vận động của vật chất tạo ra các khí lực siêu hình của vật chất.
Từ sự vận động của các dạng vật chất, khoa học phong thủy nhận ra có một sức mạnh tàng chứa siêu hình nhưng có hữu dụng rất thực trong thực tế. Nhận thức được cái sức mạnh gọi là “khí lực" một thứ vô hình mà không siêu thực nằm trong khái niệm phong thủy khí.
B/- Khái niệm “phong thủy khí”
Cũng khó hiểu như khái niệm về “y khí” và “dược khí” hình thành trong y học phương Đông thường gọi là Đông y hoặc dược khí trong dược học.
Y khí được biểu đạt qua các lực vận hành trong cơ thể của con người ở từng tạng phủ.
Đó là thận khí, phế khí, tâm khí v.v.. các thứ “khí” ấy cũng vô hình nhưng không siêu thực luôn vận hành trong huyết mạch và kinh lạc. Các lương y (thầy thuốc đông y) nhận ra chúng qua khi lực nhờ cảm nhận được khi bắt 3 bộ vi mạch (các loại mạch) như xích, quan, thốn ở hai cổ tay hoặc chân trái và phải.
Nhận thức được “y khí” là nội dung của thuyết “Thái tổ mạch quyết" trong khoa học Đông y “Thuyết Thái tổ mạch quyết” quy nạp sự biến hóa của các loại mạch “tượng thanh” như: “Ngũ Dương mạch” (năm mạch thuộc dương), “Ngũ âm mạch" (5 mạch thuộc âm) và “Tứ doanh mạch” (4 dương trung dung gồm kinh, thanh thuộc dương và trọng, trọc thuộc âm). Và khoa học Đông y còn phân 5 Dương mạch gồm các tính chất mạch như: phù, hoạt, thực, huyền, hồng. 5 âm mạch (thực tế dùng 4) gồm các tính chất mạch như: vi, trầm, hoãn, sắc.
Các loại tính chất mạch kể trên được “chẩn” ra đều được biết rõ từ 3 bộ vị: Xích, quan và thốn nhằm nhận biết bản chất thực sự của thứ bệnh mà một người đang mắc.
Khoa học Đông y với nhận thức y khí đã ứng dụng để chẩn trị bệnh cho con người và nó đã có từ hàng nghìn năm cho đến ngày nay các lương y vẫn dùng. Đó là sự thực và có kết quả thực. Đó у chính là tỉnh khoa học trong Đông y.
Cũng như vậy, quan niệm về dược khi sự thực là khí lực của một thứ được liệu. Chính “dược khí” tạo ra hiệu dụng chữa bệnh của một dược liệu mà không phải là cái bả của thứ dược liệu đó. Quan niệm của Tây y gọi là “hoạt chất” của một dược liệu.
Song, sức mạnh thực sự của các hoạt chất chính là “dược khí” mà không phải thứ vật chất “hoạt chất” được đào thải ra khỏi cơ thể sau khi đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường. Từ hai ví dụ y khí và dược khí theo quan niệm của khoa học Đông y và dược học đang được ứng dụng rất rộng rãi trong nền y học thế giới giúp ta hiểu thêm về tính khoa học của phong thủy mà thực chất là phong thủy khí. Phong thủy khí bao gồm các loại khi như: Phong khí, thủy khí, mộc khí, hỏa khí, thổ khí (địa khí) và kim khí.
Trong phong thủy khí cũng có hai thuộc tính âm và dương, và hai loại sinh khí và sát khí.
Thuộc tính âm và thuộc tính dương cùng nằm trong hai loại sinh khí và sát khí và đều tàng chứa trong các thứ khí thuộc phong thủy khí vừa nêu trên đều mang tính khoa học thực sự.
C/- Tính khoa học của phong thủy xác nhận qua nhiều môn khoa học
Những môn khoa học làm sáng tỏ tính đúng đắn của các quan niệm phong thủy như địa chất học, thiên văn học, môi trường học, kiến trúc xây dựng, khí động học, thủy động học v.v..
Khoa học địa chất có đối tượng nghiên cứu là đất đá, các khoảng sản, bản chất, tác dụng cấu trúc địa tầng v.v.. Các đối tượng ấy có nhiều thứ, loại đất đá có năng lượng (đối tượng của phong thủy) và năng lượng của chúng luôn phát tán ra bên ngoài. Khoa học đã có thể nhận biết được các nguồn năng lượng này nhờ các công cụ kỹ thuật, thậm chí có thể cảm nhận ra do những xáo động ban đầu của cơ thể khi cầm giữ theo người một mẫu vật đất, đá, năng lượng, những thứ thường xuyên phát ra năng lượng của địa khí
Có thể ví dụ một số đá đất tàng chứa năng lượng và phát ra năng lượng như thạch anh, đá mã não, hổ phách, Uranium v.v..một số ngọc như: Rubi, ngôi sao, mắt mèo, kim cương v.v..
Theo quan niệm của khoa học phong thủy địa năng chính là nguồn địa khi phát tán. Địa khí sinh tạo khí lực tác động đến mội trường, đến muôn loài sinh vật trong đó có con người đang hiện diện ở trong phạm vi nguồn địa năng vô hình ấy.
Điều đó cho thấy các đối tượng mà khoa học phong thủy nghiên cứu, ứng dụng vào một vấn đề nào đó của cuộc sống con người là hoàn toàn có tính khoa học theo quan niệm thông thường của thời đại khoa học kỹ thuật.
Tính khoa học của phong thủy được chính các môn khoa học thực dụng làm sáng tỏ về bản chất của các đối tượng nghiên cứu được xem là siêu hình của khoa học phong thủy.
***
Bài “Tư liệu nghiên cứu ứng dụng”
TRẠCH BẰNG (Tam Do)
Phong Thủy Sư – Lương Y
ĐT: 0932 153 031.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ