CÔ DƯƠNG BẤT SINH, CÔ ÂM BẤT THÀNH

 

CÔ DƯƠNG BẤT SINH, CÔ ÂM BẤT THÀNH

***

   Cô có nghĩa là đơn chiếc, chỉ có một mà không có hai, mang tính cô quạnh, cô đơn, chỉ có một mình.

   Trong vũ trụ mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Ví thử chỉ có mặt trời mà không có mặt trăng, tức là chỉ có dương mà không có âm thì chỉ có sinh mà không có thành. Vì bản chất của dương là làm cho sinh và âm làm cho thành. Giống như chỉ có đàn ông mà không có đàn bà, chỉ có giống đực mà không có giống cái thì liệu người và vạn vật có tồn tại được không. Vẫn biết rằng dương là trời, là giống đực, là đàn ông, là sự cứng, nóng, là cao quý, nhưng nếu nó chỉ cô độc đứng một mình thì trở nên vô vị mà chẳng có ý nghĩa gì cả. Dương là trời cao cả, quý giá, nhưng chỉ có trời không thôi thì vũ trụ chỉ là một thoảng trống rỗng không có gì cả.        Dương là vua, là cao quý nhưng nếu vua không có dân thì ai nuôi vua, cao quý hay không, hùng mạnh hay không là ở chỗ được người dân ủng hộ, được người dân tôn kính và dược dân nuôi sống. Vì vậy vận dụng Nguyên lý trên nên Khổng Tử dạy rằng: “Dân vi bổn, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” nghĩa là dân là quý nhất vì nó là nền tảng của xã hội, nó là sứ mạnh của một quốc gia nên dân đứng đầu của mọi sự quý giá. Sau đó mới tới quốc gia (xã tắc) và cuối cùng mới tới vua (quân vi khinh). Cô dương bất sinh, cô âm bất thành là một triết lý tồn tại xã hội và ý thức xã hội của mọi thời đại. Một xã hội muốn tồn tại thì điều đầu tiên là xã hội đó phải có sự đoàn kết của toàn dân, sức mạnh của xã hội chính là sự đoàn kết. Cô dương bất sinh, cô âm bất thành là biểu tượng của sự chia rẽ, của sự thất bại về mọi mặt trong cuộc sống, nó chính là lời cảnh báo của thánh nhân để khuyên ta trong suy nghĩ và hành động cần phải cẩn trọng.

   Âm dương là hai lĩnh vực đối lập của một vấn đề, nhưng không được tách rời nhau, nếu tách rời nhau thì đến cả vũ trụ cũng không tồn tại được chứ chẳng riêng gì người và vạn vật. Dịch lý quan niệm cái tốt đẹp, cái mới, cái tiến bộ thuộc về dương, cái xấu, cái cũ, cái lạc hậu thuộc về âm. Vì thế nếu được không hiểu thấu lẽ của quy luật âm dương thì người ta mới trọng dương mà khinh âm (trọng vua khinh dân, trọng nam khinh nữ) nên thánh nhân mới có cảnh báo là cô dương bất sinh, cô âm bất thành. Ví như một xã hội mới tốt đẹp hơn, văn minh hơn mới được hình thành (dương) trên nền tảng của xã hội cũ (âm), đứng trong hoàn cảnh của xã hội mới thì chúng ta có nên vứt bỏ tất cả những gì mà xã hội cũ đang có, đang tồn tại trong lòng xã hội mới. Đó là điều cần phải suy nghĩ kỹ và có sự lựa chọn đúng đắn và chính xác. Muốn làm được điều này thì phải dùng tới lý luận triết học của dịch lý Đông phương, đó là tấm gương cảnh tỉnh của cô dương bất sinh, cô âm bất thành. Từ lý luận này buộc ta phải chấp nhận cái hay của xã hội mới mang lại (dương) đồng thời phải biết kế thừa những cái tốt đẹp mà xã hội cũ đang có, đang tồn tại trong xã hội mới (âm), làm như vậy là âm và dương đều hài hòa, cũ thuận để tạo ra được sức sống mới ngày càng thịnh vượng hơn. mới cùng đồng thuận để tao ra được sức sống mới ngày càng thịnh vượng hơn.

   Các bậc tiên nho ở Việt Nam xưa kia thông hiểu sâu sắc về dịch, nên đưa ra lời khuyên vừa sâu sắc và đẩy ý nghĩa nhân văn đó là đừng bao giờ “có mới nới cũ”. Lời răn này chính là nội dung cô dương bất sinh, cô âm bất thành. Xã hội luôn đổi mới, cuộc sống luôn đổi mới nên tư duy suy nghĩ của con người cũng luôn phải đối mới, có điều đổi mới như thế nào cho đúng, cho hay, cho tiến bộ và văn minh là điều cần mong muốn, dịch học khuyên ta đừng bao giờ suy nghĩ một chiều (cô dương hoặc cô âm) mà phải suy nghĩ theo nhiều chiều thì sự lựa chọn mới sáng suốt và cho kết quả tốt đẹp.

   Tóm lại dịch khuyên ta phải đoàn kết, phải sáng suốt ngay cả trong nhận thức và hành động.

***

Bài “Tài liệu nghiên cứu”

TRẠCH BẰNG Phong Thủy Sư – Lương Y; 

Mọi thắc mắc vui lòng inbox qua zalo theo số ĐT: 0932153031

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ