KIÊNG KỴ TRONG LÀM NHÀ

 

KIÊNG KỴ TRONG LÀM NHÀ

***

   Đối với người Việt Nam ta, nhà ở là một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật. Bởi đó là nơi thờ cúng Tố Tiên, là nơi cho ra đời những thế hệ kế tiếp để duy trì nòi giống, là nơi chứng kiến mọi vui buồn của cả một đời người... Vì vậy mà người ta xem làm nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người, liên quan tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó, Bởi vậy, khi xây cất nhà cửa, người ta thường tuân thủ theo các phong tục cổ truyền một cách đầy đủ nhất để cầu mong khi ở trong ngôi nhà đó sẽ gặp mọi sự tốt lành, tránh điều rủi ro, xúi quấy. Trong phong tục này có một số điều kiêng kỵ như sau:

1/- Kiêng kỵ trong việc chọn tuổi và ngày giờ làm nhà

Trước khi xây cất một ngôi nhà, việc đầu tiên chủ nhà cần làm là xem tuổi của mình có thích hợp cho việc xây nhà vào năm đó hay không. Nếu ngôi nhà đó của một cặp vợ chồng thì khi xem tuổi làm nhà phải lấy tuổi của người chồng. Tiếp đó là phải xem giờ tốt để động thổ, hạ móng và cất nóc. Ngay cả khi ngôi nhà đã được hoàn thành thì người ta cũng chọn giờ tốt ngày tốt để làm lễ nhập trạch. Việc chọn tuổi và ngày giờ phải kiêng những điều sau:

- Kiêng làm nhà vào tuổi kim lâu: Theo cách tính toán của ông bà ta xưa thì người có hàng đơn vị của tuổi (tuổi âm lịch có số cuối o,2,6) là: 0 (10, 20, 30, 40, 50...), là 2 (12, 22, 32, 42, 52...), là 6 (16, 26, 36, 46, 56...) thì người xưa gọi là tuổi kim lâu. Vào những năm mà chủ nhà mang tuổi kim lâu thì phải tuyệt đối kiêng kỵ việc làm nhà, vì trong dân gian có câu: “Làm nhà kim lâu chẳng chết trâu cũng chết người”. Chính vì người ta tin vào quan niệm này nên mới có tục kiêng kỵ nói trên.

   Trong trường hợp cấp bách phải lảm nhà mà không được tuổi thì chủ nhà có thể mượn tuổi để làm nhà bằng cách nhờ một người trong nội tộc có tuổi đẹp khấn làm lễ động thổ, khai móng, cất nóc; đến khi làm lễ nhâp trạch thì người này sẽ khấn bàn giao lại nhà cho chủ thực sự của nó.

- Kiêng làm lễ động thổ, khai móng, cất nóc, nhập trạch vào ngày, giờ xấu. Theo quan niệm của ông bà ta xưa thì chỉ có những ngày sau là tốt cho việc làm nhà: ngày Giáp Tý, Quý Dậu, Mậu Thìn, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Giáp Thân, Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bính Thân, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Giáp Thìn, Quý Sửu. Còn việc xem giờ thì phải căn cứ vào từng ngày nhất định, mỗi ngày chỉ có một vài giờ tốt.

2/- Kiêng kỵ trong việc chọn đất làm nhà

Trong việc chọn đất và chọn hướng làm nhà, ông bà ta kiếng kỵ những điều sau:

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất khuyết hậu, tức là phía sau nhà có ao hồ, ruộng trũng vì theo quan niệm dân gian, nếu làm nhà trên mảnh đất có hình thế này thì chủ nhà sẽ khó khăn về đường con cái, làm ăn luôn gặp xúi quấy, vận suy.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất tóp hậu, tức là miếng đất hẹp dần về phía sau vì theo quan niệm dân gian, nếu làm nhà trên mảnh đất có hình thế này thì chủ nhà làm ănTop of Form ngày càng lụn bại.

- Ky làm nhà trên miếng đất có hình chữ kim, hình tam giác, hình tròn vì theo quan niệm dân gian, nếu làm phà trên mảnh đất có hình thế trên thì chủ nhà sẽ luôn điều không may, vận suy, sức khỏe không tốt.

- Ky làm nhà trên mảnh đất có địa thế nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà ở giao nhau ở phía trước cửa rồi sau đó lại tỏa đi. Nếu làm nhà trên mảnh đất có địa thế này thì tài sản của chủ nhà ngày càng tiêu tán, lụn bại.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất có địa thế bị dòng sông hay đường đi đâm thắng vào cửa chính, sau đó chia làm hai nhánh chảy sang hai bên. Nếu làm nhà trên mảnh đất có địa hình này thì chủ nhà sẽ bị bệnh về mắt và trong nhà thường xảy ra sự bất hòa.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất có địa thế bị con sông hoặc con đường hình cánh cung mà lưng của cánh cung đối diện với cửa nhà. Theo thuật phong thủy thì đây là miếng đất có địa thế cánh cung ngược. Làm nhà trên mảnh đất này thì chủ nhà sẽ bị hao tài tốn của, gia đình luôn có sự bất hòa.

- Ky làm nhà trên miếng đất có hình cánh cung ngược nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà vì đây là thế đất hung.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất mà phía sau nhà có con sông hoặc đường đi cong như hình chữ đinh (J) ngược, vì đây là tướng đất hung, chủ nhà sẽ hay gặp những điều xấu bất ngờ.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất mà bên cạnh có dòng sông sông hay con đường chảy thắng vào sau nhà rồi đến gần lại lượn sóng chảy về hướng khác. Đây là miếng đất có địa thế nước sói, chủ nhà sẽ hay bị sự cố bất ngờ làm hại; nếu dòng sông (con đường) càng hẹp thì sát khí càng mạnh.

 - Kỵ làm nhà trên mảnh đất mà bên cạnh có dòng sông (hay con đường) chảy qua, khi đến trước cửa nhà thì dòng sông (hay con đường) lại lượn vào cửa nhà rồi chảy đi. Đây là miếng đất có địa thế nước cong ngược chủ nhà sẽ thường xuyên bất hòa với những người xung quanh và rất dễ hị tai nạn bất ngờ.

 - Kiêng làm nhà trên miếng đất do nhiều mảnh ghén lại, đất có hài cốt ở bên dưới; đất đình, đất chùa, đất từ đường, đất nghè, miếu. Theo quan niệm dân gian thì làm nhà trên những miếng đất này gia đạo sẽ ngày càng sa sút không thể gượng dậy được.

3/- Kiếng kỵ trong việc chọn hướng làm nhà

Trong kinh nghiệm chọn hướng làm nhà, dân gian ta có câu: “Vợ hiền hòa, nhà hướng Nam", có nghĩa là lấy được vợ hiền hòa và làm được nhà hướng Nam là tốt nhất. Nhưng trong thực tế thì không phải lúc nào nhà hướng Nam cũng là tốt, mà người ta phải căn cứ vào địa thế đất, vào tuổi của chủ nhà để chọn hướng thích hợp. Tuy vậy, cho dù ở trường hợp nào thì người ta cũng kiêng những điều sau khi chọn hướng làm nhà: Nam, chính Tây; mà phải là các hướng tiếp giáp của các phương vị như: Đông – Đông nam (hay Đông nam, Tây - Tây Nam (hay Tây Nam)...

- Ky góc ao, đao đình, đường đi, gót kèo, nóc nhà của người khác đâm thăng vào gian giữa của ngôi nhà chính: Người Việt Nam ta luôn giành gian giữa của ngôi nhà chính làm nơi đặt bàn thờ Tổ Tiên, vì vậy nếu đế góc ao, đạo đình, đường đi, gót kèo hay nóc nhà người khác đâm thẳng vào nơi thờ tự này là mạo phạm tới Tổ Tiên, sẽ khiến trong nhà gặp nhiều sự chẳng lành, con cháu làm ăn kém may mắn.

- Kỵ lối đi sát nách nhà hoặc ngay đầu hồi nhà: Người xưa quan niệm rằng, nhà nào có lối đi như thế thì làm ăn không gặp may mắn, hay gặp chuyện rắc rối, gia đình lục đục.

- Kỵ nhà vệ sinh, chuồng lợn của nhà đằng trước mở cửa đối diện với gian giữa nhà mình: Nhà vệ sinh, chuồng lợn là những nơi bẩn thỉu, uế tạp nên không thể để nó đối diện với gian nhà giữa – nơi đặt bàn thờ Tổ Tiên được. Nếu đế xảy ra tình trạng trên thì con cháu trong nhà thường bị bệnh về mắt, làm ăn sa sút.

- Kỵ cửa chính của hai nhà đối diện nhau: Người xưa quan niệm rằng, nếu để cửa chính của hai ngôi nhà đối diện vào nhau thì gia đình sẽ thường xuyên có mâu thuẫn, cãi vã.

- Kỵ làm nhà nối nóc, kỵ đốt của nóc nhà rơi vào chữ "tử", chữ “bệnh": Có hai trường hợp nhà nối nóc: Thứ nhất là hai ngôi nhà cùng hướng, cao to như nhau, mái dốc như nhau nên hai nóc nhà tạo thành một đường thẳng; hai là nóc nhà được nối bởi hai cây tre. Người ta tối kỵ việc làm nhà nối nóc vì cho rằng như thế thì chủ nhà sẽ gặp những điều không tốt.

   Khi cất nóc nhà, người ta phải chọn một cây tre to đều, thẳng và nhẵn nhụi để làm đòn nóc. Sau khi chọn được cây tre này, người ta đếm từ đốt ở gốc trở lên đến ngọn theo bốn từ: Sinh, lão, bệnh, tử; môi đốt tương ứng với một từ, hết lượt lại trở lại cho đến đốt cuối cùng. Nếu đốt cuối cùng rơi vào chữ “tử" hay chữ “bệnh" thì người ta phải tìm cây tre khác không có đốt cuối cùng rơi vào chữ này để thay thế. Quan niệm dân gian cho rằng: Dùng cây tre có đốt cuối cùng rơi vào chữ “tử", chữ “bệnh" là không tốt, báo hiệu mọi điều xấu sẽ xảy ra

- Kỵ nhà có số gian là số chẵn: Thời xưa và cả thời nay, người Việt Nam ta không bao giờ làm nhà có số gian là số chẵn (2, 4, 6...) mà bao giờ cũng là số lẻ (1, 3, 5, 7...) vì theo quan niệm của ông bà ta xưa thì số lẻ là số sinh, biểu tượng của hào dương.

- Kỵ mắt tre của đòn nóc, đòn tay nhà nhìn xuống nền nhà và nhìn lên trời. (Thời xưa, đa số dân ta đều làm nhà mái ngói, đòn nóc của mái thường làm bằng cây tre to. Khi đặt đòn nóc, người ta phải đặt sao cho những cài mắt của cây tre này quay sang ngang chứ không được quay xuống đất hoặc quay lên trời vì theo quan niệm dân gian, nếu để các mắt tre này nhìn xuống đất hoặc nhìn lên trời thì người trong nhà sẽ luôn ốm đau.

- Kỵ đặt đòn tay theo kiểu trở đầu đuôi mà phải cùng một hướng theo nguyên tắc “gốc đông, ngọn tây).

- Kiêng số chữ viết lên đôi câu đầu gian giữa và thượng lương của nhà là số chẵn: Ngày xưa, khi làm nhà người ta thường viết một số chữ Nho lên đối câu đầu của gian giữa và thượng lương của ngôi nhà. Số chữ viết lên nhất thiết phải là số lẻ, tuyệt đối kiêng kỵ số chẵn vì theo quan niệm của người xưa, số chẳn thuộc về người âm.

- Kỵ để xảy ra mâu thuẫn, bất hòa giữa chủ nhà và thợ trong suốt thời gian làm nhà: Sở dĩ có tục kiếng kỵ này vì theo quan niệm dân gian: Nếu chủ nhà để mất lòng thợ cả hay quân của ông ta thì có thể ông ta sẽ yểm bùa để hãm hại chủ nhà, như vậy hậu quả sẽ không thế lường trước được.

   Cũng theo quan niệm dân gian, để tránh điều đáng tiếc này xảy ra, dù quan hệ giữa chủ và thợ có tốt đẹp đến mấy thì sau khi đã trả đầy đủ tiền công và tiền thưởng cho thợ, chủ nhà nên bí mật lấy lại một thứ đồ nghề của ông thợ cả. Nếu lấy được món đồ nghề này thì cho dù có bị thợ cả yếm bùa, chủ nhà cũng sẽ được bình an vô sự, còn người phải chịu họa lại chính là ông thợ cả.

4/- Kiêng kỵ khi nhập trạch Kỵ nhập trạch vào ngày xấu, giờ xấu:

   Đế cầu mong sau khi đến nhà mới ở, gia đình chủ nhà luôn gặp những điều tốt lành, làm ăn phát đạt thì người ta phải xem ngày, giờ nhập trạch một cách cẩn trọng việc xem ngày, giờ tốt xấu phải tùy thuộc vào tuổi cụ thể của từng chủ nhà nên không thể liệt kê ra được.

- Kỵ kê giường nằm của các thành viên trong nhà một cách lộn xộn mà phải theo đúng nguyên tắc “gốc Đông, ngọn Tây", tức là giường của ông bà, cha mẹ phái được kê ở gian phía Đông, còn giường của con cháu thì kê ở gian phía Tây.

- Kiêng làm lễ nhập trạch nếu nhà có người chửa trong trường hợp cấp bách bắt buộc phải chuyến nhà, nên mua một cái chối mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyễn. Như vậy mới không phạm tội “Thần thai".

- Kiêng người cầm tinh con Hố đến giúp dọn nhà hoặc chuyển đồ đạc vào nhà.

- Kiêng chuyến đồ đạc vào nhà mới một cách lộn xộn mà phải theo nguyên tắc: Bếp lửa vào trước, tiếp đến là bàn thờ (đèn và bát hương xếp trước), sau đó mới đến giường, tủ, bàn ghế...

***

TRẠCH BẰNG (Tam Do) 0932 153 031; Phong Thủy Sư – Lương Y; (Bài tư liệu khảo cứu)

Nhận xét

  1. Một trong những công việc quan trọng của đời người chính là cất nhà. Bởi người xưa có câu “An cư lạc nghiệp”. Nếu bạn có được một nơi trú ngụ ổn định thì lúc đó, bạn mới có thể dành toàn bộ tâm huyết để gây dựng sự nghiệp của mình.
    trên 70 tuổi làm nhà có cần xem tuổi không
    các tuổi làm nhà đẹp

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ