NGUỒN GỐC PHÁI HUYỀN KHÔNG

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC PHÁI HUYỀN KHÔNG
Theo các nhà nghiên cứu và các danh sư phong thủy, khoa phong thủy Huyền Không Phi Tinh bắt đầu từ Dương Quân Tùng đời Đường, khi ông viết ra các tác phẩm làm nòng cốt cho Huyền Không như: Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Đô Thiên Bảo Chí Kính… Sau đó ông truyền dạy lại cho Tăng Văn Địch.
Vào thời Tống, sau khi học lại từ Tăng Văn Địch, Hy Dy tiên sinh Trần Đoàn tiếp bước thực hiện môn phong thủy này và sau truyền lại cho Ngô Khắc Thành. Về sau ông này dạy lại cho Ngô Cảnh Loan, Ngô Cảnh Loan là một danh sư phong thủy vào thời nhà Tống, ông nghiên cứu, trải nghiệm thực hành thêm, sau đó ông đã viết bổ sung vào khoa Huyền Không hai quyển sách là: “Huyền Không Bí Chỉ” và Huyền Không Cơ Phú”.
Đến đầu thời nhà Minh, Lưu Cơ (Lưu Bá Ôn) học được môn này và mang ra áp dụng. Tuy nhiên do bận giúp Chu Nguyên Chương trong việc giành lại Trung Quốc từ sự thống trị của nhà Nguyên (Mông Cổ), do đó ông không có nhiều thời gian để phát triển thêm môn Huyền Không Phi Tinh. Ngoài ra, lúc này môn phong thủy Bát Trạch Tam Hợp đang được trọng dụng, các vua nhà Minh dùng khoa phong thủy Bát Trạch Tam Hợp vào việc xây dựng Tử Cấm Thành ở kinh đô Bắc Kinh.
Vào cuối thời Minh, danh sư phong thủy Tưởng Đại Hồng vận dụng Huyền Không vào thực tiễn rộng rãi và mang lại hiệu suất cao, vị vậy ông đưa phái Huyền Không trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc vào thời đó. Nhưng tiếc rằng sau đó ông chỉ nhận một vài người làm đệ tử (trong đó có Khương Diêu) nhưng dặn dò họ giữ nguyên tắc bí truyền vì câu: “Thiên cơ bất khả lậu”.
Vào thời nhà Thanh, phái Huyền Không Phi Tinh bị phân chia ra nhiều nhánh, phái:
- Phái Vô Thường của Trương Trọng Sơn.
- Phái Thượng Ngu của Trương Tâm Ngôn.
- Phái Điền Nam của Phạm Nghi Tân.
- Phái Tô Châu của Phi Tiểu Hạc.
- Phái Quảng Đông của Sài Văn Sơn.
Trong đó phái Vô Thường của Trương Trọng Sơn là nổi tiếng nhất vì ông áp dụng một cách thông minh và hiệu quả nhất các lý thuyết của Huyền Không vào thực tế.
Vào cuối đời nhà Thanh, Thẩm Trúc Nhung sau khi học, áp dụng khoa phong thủy Bát Trạch nhuần nhuyễn, đã phát hiện ra rằng phái Huyền Không Phi Tinh áp dụng chính xác hơn so với phái Bát Trạch. Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu và tìm mọi cách tiếp cận với các tài liệu của Tưởng Đại Hồng và Trương Trọng Sơn. Sau 40 năm tìm tòi, khám phá và thực nghiệm có hiệu quả, con cháu và học trò của ông đã xuất bản quyển “THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG” và “TRẠCH VẬN TÂN ÁN” ra công chúng, chấm dứt thời kỳ bí truyền của môn phái Huyền Không Phi Tinh.
Gần đây giáo sư sử học Hồ Kinh Quốc sau quá trình nghiên cứu về lịch sử, triết học, đã viết thêm một quyển sách về Huyền Không là: “TÌM HIỂU CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG HỌC”. Đây là một quyển sách rất quý giá đối với giới nghiên cứu cũng như thực hành môn phong thủy Huyền Không Phi Tinh ở Đông Á cũng như trên toàn thế giới.
Ngày nay môn phong thủy Huyền Không được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích, tránh xui rủi cho nhiều gia đình, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đặc sắc của phương Đông.

TRẠCH BẰNG
Phong Thủy Sư, Lương Y

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ