BÀN THỜ THIÊN NGOÀI TRỜI


BÀN THỜ THIÊN - NGOÀI TRỜI

   Ở Nam Bộ, hình thức thờ Trời được thể hiện bằng bàn Thiên được đặt trước cửa nhà. Bàn Thiên ở Nam Bộ rất đơn giản. “Trụ cột cao độ 1,2 - 1,5m (bằng đá, gỗ hoặc gạch), trên có bệ thờ vuông, với một bát hương, một lọ hoa, ba ly nước lã, có nơi thêm vào một hủ gạo và một hủ muối.
   Bàn Thiên thường được dựng trước sân nhà; nếu sân đất, người ta có thể tráng xi măng hoặc lót gạch chung quanh bàn Thiên cho sạch sẽ; ở vùng thị tứ,
chợ búa, bàn Thiên thường đặt trên sân thượng. Mỗi sáng, tối gia chủ thắp hương khấn nguyện Trời Đất rồi xá bốn phương.
   Tuy đơn giản là thế, nhưng bàn Thiên ở Nam Bộ chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của con người đối với bề trên. Đó còn là nơi con người gởi gắm bao ước
mơ cao đẹp của mình lên đấng Trời xanh, ngõ hầu mong muốn có được một cuộc sống bình an, hạnh phúc.
   Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên nên cho rằng: mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh mình đều có các vị thần linh chi phối, dần dần hình thành nên tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Nam Bộ, Trời là một trong những vị thần có tầm ảnh hưởng sâu rộng, chi phối nhất.Thần thoại sáng thế của người Việt kể rằng thoạt kỳ thủy, trời đất là một khối mờ mịt, hỗn độn. Từ trong khối hỗn độn đó, thần Trụ trời đào đất, đắp đá thành một trụ cao to, chống màn trời lên khỏi mặt đất, làm cho trời đất phân định rõ ràng: trời tròn như cái chén úp xuống, đất phẳng như cái mâm vuông.
   Trời ở trên cao (dương), tạo ra mưa nắng, bão táp; Đất là mẹ, ở dưới mang nữ tính (âm), hàm chứa khả năng sinh sản. Tín ngưỡng cha Trời, mẹ Đất còn mang nội dung mối quan hệ ba ngôi tam tài (tam hoàng): Thiên hoàng (Trời), Địa hoàng (Đất) và Nhân hoàng (Người); Người ở giữa Trời và Đất phải thông thiên, đạt địa. Ông Trời trong tâm thức dân gian là vị thần tối cao, linh thiêng nên ai ai cũng hướng về. 
Cách lập bàn thờ Thiên:
   Do tính chất bàn thờ thiên là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời, nên cần đặt ở vị trí lộ thiên, hoặc bán lộ thiên. 
   Tùy theo vị trí và hoàn cảnh mỗi nhà mà khi lập bàn thờ thiên đặt ở vị trí sao cho thuận tiện với việc thắp hương.

   Tuy nhiên, đối với bàn thiên thì do bốn phương tám hướng đều là ngoài trời, cho nên vấn đề hướng không cần câu nệ. Nhưng vẫn cần phải lưu ý đến việc giữ
được tính trang nghiêm, không nên đặt ở các góc quá khuất, cũng nên tránh hướng ra những chỗ thiếu quang đãng hoặc góc hẹp để người thắp hương khó hành lễ. 
   Quan niệm cha ông ta truyền lại là nên thắp hương cúng trời đất vào các thời khắc âm dương giao hòa, lúc chạng vạng nhá nhem, tranh tối tranh sáng là giờ Mão (khoảng 5-7 giờ sáng) và vào giờ Dậu (khoảng 5-7 giờ chiều tối). 
Văn khấn ngoài trời:
 Xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần
Tín chủ chúng con đây là ……………………………. Tuổi………………….
 Hiện cư ngụ tại…………………………………………………………………
 Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………
 Tín chủ con xin thành tâm sắm lễ gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương dâng lên trước án thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ cùng Chư vị Tôn Thần.
Tiền Chủ thương xót Tín chủ, giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con được toàn gia an ninh khang thái, mua may bán đắt, vạn sự hạnh thông tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!


Nhận xét

  1. con cảm ơn thầy ạ, chúc thầy luôn bình an, mạnh khỏe đem giá trị của mjnh đóng góp cho đời..

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ