VÒNG LƯỢNG THIÊN XÍCH - 24 SƠN HUÓNG


VÒNG LƯỢNG THIÊN XÍCH

Vòng Lượng Thiên Xích hay còn gọi là “Cửu Tinh Đảng Quái” là quỷ đạo di chuyển của 9 ngôi sao trong Lạc Thư và trong Hậu Thiên Bát Quái. Đây là một phương pháp dùng để đo lường Thiên Vận nên gọi là Lượng Thiên Xích (xích: cây thước; lượng: đo). Người xưa dùng nó để tính toán tìm ra những giai đoạn Cát, Hung, Họa, Phúc cho nhà cửa (Dương Trạch) cũng như mộ phần (Âm Trạch).
Bắt đầu xuất phát bay ở Trung Cung, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sao sẽ bay thuận hay nghịch.

I.BAY THUẬN:
Bay theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
Ví dụ 1: Sự bay thuận trong vị trí gốc (Nguyên Thủy)
Bắt đầu từ sao số 5 nhập vào trung cung, thì số 6 đến Tây Bắc, 7 đến Tây, 8 đến Đông Bắc, 9 đến Nam, 1 đến Bắc, 2 đến Tây Nam, 3 đến Đông, 4 đến Đông Nam.


Sơ đồ bay thuận
  II.        BAY NGHỊCH:
Bay theo thứ tự từ lớn đến nhỏ
Ví dụ 2: Nhập sao 5 vào trung cung, khi bay nghịch thì sao 4 đến Tây Bắc, 3 đến Tây, 2 đến Đông Bắc, 1 đến Nam, 9 đến Bắc, 8 đến Tây Nam, 7 đến Đông, 6 đến Đông Nam.




 HAI MƯƠI BỐN SƠN HƯỚNG VÀ TAM NGUYÊN LONG

I.HAI MƯƠI BỐN SƠN HƯỚNG TRÊN LA KINH
Theo Hậu Thiên Bát Quái, người xưa chia La Kinh ra làm 8 phương hướng đều nhau, mỗi số gắn liền với một con số của Cửu Tinh là: Bắc số 1, Đông Bắc số 8, Đông số 3, Đông Nam số 4, Nam số 9, Tây Nam số 2, Tây số 7, Tây Bắc số 6. Riêng số 5 vì nằm ở Trung Cung nên không có phương hướng (8 số còn lại là số nguyên thủy của phương vị)
Đặt Hậu Thiên Bát Quái lên La Kinh gồm 3600, chúng ta có mỗi hướng sẽ chiếm 450. Các danh sư phong thủy tiền bối đã dùng Hậu Thiên Bát Quái của vua Chu Văn Vương áp vào Lạc Thư để tạo nên 8 cung.

Vào thời Đường và Tống, các phong thủy sư lại phân chia mỗi hướng ra làm 3 sơn nhỏ, mỗi sơn bằng 150 để cho việc luận đoán chính xác hơn. La Kinh lúc này đã có đủ 24 sơn hướng như hiện nay.
Để đặt tên cho 24 sơn hướng này họ dùng 12 địa chi, 8 thiên can (trừ Mậu - Kỷ) và 4 quẻ Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Vì vậy, La Kinh có 24 sơn hướng như sau: Các hướng đi theo thứ tự từ trái qua phải (theo chiều kim đồng hồ).

  • Hướng Bắc (số 1) gồm 3 sơn:                       Nhâm - Tý - Quý
  • Hướng Đông Bắc (8) gồm 3 sơn:                  Sửu - Cấn - Dần
  • Hướng Đông (3) gồm 3 sơn:                          Giáp - Mão - Ất
  • Hướng Đông Nam (4) gồm 3 sơn:                 Thìn - Tốn - Tị
  • Hướng Nam (9) gồm 3 sơn:                           Bính - Ngọ - Đinh
  • Hướng Tây Nam (2) gồm 3 sơn:                    Mùi - Khôn - Thân
  • Hướng Tây (7) gồm 3 sơn:                             Canh - Dậu - Tân
  • Hướng Tây Bắc (6) gồm 3 sơn:                     Tuất - Càn - Hợi
  II.        TAM NGUYÊN LONG
Sau khi biết được 24 sơn hướng, phải xác định tọa độ hướng nhà hoặc mộ đó thuộc về Nguyên Long nào, là Dương hay Âm để biết được phi tinh thuận hay nghịch khi lập Trạch Bàn. Nguyên Long ở đây là chỉ địa khí của long mạch hay phương hướng của trái đất. Tam Nguyên Long gồm: Thiên Nguyên Long, Địa Nguyên Long & Nhân Nguyên Long.
Thiên Nguyên Long gồm 8 sơn:
  • 4 sơn dương: Càn, Khôn, Cấn, Tốn
  • 4 sơn âm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Địa Nguyên Long
  • 4 sơn dương: Giáp, Canh, Nhâm, Bính
  • 4 sơn âm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Nhân Nguyên Long
  • 4 sơn dương: Dần, Thân, Tỵ, Hợi
  • 4 sơn âm: Ất, Tân, Đinh, Quý
Dựa vào việc xác định âm - dương của mỗi Nguyên Long (sơn) như trên mà phi Nghịch hay Thuận.
Mỗi một hướng gồm 3 sơn cả sơn âm và sơn dương.
Ví dụ: Hướng Nam gồm 3 sơn: Bính - Ngọ - Đinh
·         Sơn Bính: thuộc Địa Nguyên Long (Nghịch tử)
·         Sơn Ngọ: thuộc Thiên Nguyên Long (Phụ mẫu)
·         Sơn Đinh: thuộc Nhân Nguyên Long (Thuận tử)

Nhận xét

  1. Mèo thần tài 2019 tại shop Quà Yêu Thương có thể làm quà tặng cho bạn bè, khách hàng kinh doanh.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ