TÌM HIỂU THỜ CÚNG TRONG NGÀY TẾT

Tìm hiểu thờ cúng trong ngày Tết

1/.Bàn thờ gia tiên
Phong tục Việt Nam, mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên để thờ cúng tổ tiên, nguồn cội nhằm tưởng nhớ tới những người đã khuất. Chúng tôi xin đưa ra một số hình ảnh và lưu ý về việc lập ban thờ theo phong tục của người Việt.
Thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ : Bàn thờ Phật , bàn thờ Thần linh và gia tiên , bàn thờ ông Địa - Thần Tài, bàn thiên ngoài trời (thờ những người “khai thiên lập địa” ) còn gọi là thờ 9 phương Trời, 10 phương Phật, ngoài ra tùy gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu, ông Hoàng, bà Chúa, các Cô, các Cậu hay thờ 5 Ông...
Bàn thờ Phật:
Thường được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình , trên bàn thờ có ảnh của vị Phật mà mình muốn thờ. Chính giữa có bát nhang hay lư trầm. Bên cạnh có bình bông và đĩa trái cây, 3 ly nước, cặp đèn cầy hay đèn điện. Tuyệt đối không được đặt đồ lễ mặn và giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ Phật. Khi cúng Phật phải dùng đồ chay.
Bàn thờ Thần linh:
Thường được đặt chung với bàn thờ Gia tiên. Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại. Đằng sau bát nhang có lư đồng sau nữa là bài vị thờ Thần. Thường chỉ có một chữ Thần hay chữ Thần Tiên Linh ứng. Thần linh ở đây bao gồm: Quan đương Niên hành Khiển hàng năm, Thành Tào Phán Quan, Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền hậu Địa chủ Tài Thần, Thần hoàng bản xứ, Thần Hoàng Bản Cảnh, Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Ngài Phúc Đức chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và các Thần linh cai quản trong khu vực... Phía trước cũng có 3 ly nước trên một cái khay.
Ở một số vùng Thần Linh được thờ riêng trên cao bên tường đốc căn nhà, khi thắp hương phải dùng ghế cao nhiều bậc, việc này bất tiện cho bậc cao niên già cả, khi lên xuống thắp hương dễ bị té ngã. Xu hướng ngày nay, ban thờ Thần Linh “Ông Công” này được dời xuống chung Bàn thờ với Gia Tiên; đồng thời quy hợp bớt bát hương vừa giản tiện nhưng vẫn đủ ý nghĩa tâm linh.
Thờ Cửu Huyền Thất Tổ:
Tích xưa có câu:“Một nước không có hai vua, một nhà không thờ hai họ”; và “Bác mẹ thiếp cũng như bố mẹ chàng, nên chăng bia đá, ngai vàng thờ chung. Chàng rằng: Tạc bia thì anh tạc, nhưng thờ chung thì anh không thờ”.
ược hiểu rằng nội, ngoại của người đã khuất mà ta gọi là ông bà ngoại đẻ ra mẹ mình “bà Nội”.Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại. 
Bát hương này thờ tất cả các Đời của dòng họ nội ngoại. Thậm chí có nhiều bát hương linh thiêng có thể nối nhịp cầu với vài chục đời. Bát nhang Cửu Huyền Thất Tổ được đặt ở phía bên trái bàn thờ “ thuyết Thanh long Bạch hổ, tức đặt bên Thanh Long (bên Trái Tim)”. Phía sau thường đặt bài vị hay ảnh thờ. Phía trước cũng có 3 ly nước trên một cái khay, hay đế đặt 3 ly bằng đồng.
-Để phù hợp với hoàn cảnh con cái ở xa quê, thậm chí nhà không có anh em trai, mà bên đường vợ muốn thờ cúng khi cha mẹ đã khuất thì ta có thể lập thêm bàn thờ riêng cho bên vợ, nhưng không được cùng hướng với bên nhà chồng, và bàn thờ phải thấp hơn” Vd: 2 - 3 phân là thấp rồi...” Bàn thờ luôn luôn quay mặt ra mặt tiền bất kể hướng gì! Nếu gặp hướng nhà xấu thì dùng hướng bếp để điều chỉnh; Trong phong thủy kỵ phòng thờ phía sau, phòng ngủ phía trước, hoặc bàn thờ quay lưng ra mặt tiền. Bàn thờ bên vợ nên bố trí quay ngang nhà nhưng phải chọn đặt ở vách âm (vách tĩnh) của căn nhà.
Bát nhang Bà Cô Tổ:
Bát nhang Bà Cô - Ông Mãnh Tổ dùng để thờ những người chết trẻ, chưa vợ, chồng thường là tứ đại của bên nội. Thông thường trong số đó thường có một Bà Cô Tổ hay Ông Mãnh Tổ rất linh thiêng, thường theo phù hộ cho con cháu. Trong những buổi gọi hồn, thường các vị này xin ra đầu tiên rất linh thiêng, bát nhang của Bà Cô Tổ được đặt ở phía bên tay phải bàn thờ. Phía trước cũng có 3 ly nước trên một cái khay. Nếu đặt một bình bông riêng cho bát nhang Bà Cô thì phải là hoa màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì chết trẻ, nên có bánh kẹo còn cau trầu nếu có thì để bên Gia tiên dòng họ.
Cúng lễ:
Người ta thường cúng lễ vào các dịp giỗ, tết, tiết ... Bàn thờ Gia tiên nói chung có thể cúng mặn hay chay, nhưng kết cấu vẫn như ở trên.
Khi cúng thường có các đồ lễ như: Hoa quả, trầu, cau, rượu, giấy tiền vàng bạc thật và giả, đèn, nến,.. Có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 ly nước để tượng trưng cho Tam tài :
Thiên: Có Nhật - Nguyệt - Tinh tú
Địa: Có Thủy - Hỏa - Phong
Nhân: Có Tinh - Khí - Thần
Nếu thắp đủ thì có 9 ngọn nến, 2 ngọn đặt trước tượng trưng cho Nhật - Nguyệt, 7 ngọn để ở hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao bắc Đẩu - Quê hương, cội rễ của loài người. Trong các lần cúng nên có sớ để tâu trình.
Lưu ý:
-Các bát nhang có thể dùng keo 2 mặt dán chặt vào bàn thờ để tránh trường hợp khi lau chùi bị động bát nhang, khó làm ăn.
-Khi hoá vàng nhớ đổ vài ly rượu vào để khí bốc lên (tương tự như ta phải trả phí khi gửi bưu phẩm). Không dùng nước để dập lửa khi đốt vàng mã. Chú ý: khi hóa vàng nên đốt cho cháy hết vì nếu còn sót lại phần âm không chịu đi ngay mà còn nấn ná chờ nhận hết phần; vd sót lại thỏi vàng, đôi dép, căp kính chưa cháy hết... (Khi cúng kiến ngoài trời hoặc cúng thập chủng thần linh thì vàng mã phải hóa ngay không chờ nhang cháy hết; Trường hợp cúng bàn thờ trong nhà giấy tiền vàng có thể không đốt ngay nhưng phạm vi trong ngày phải được hóa, tránh để qua ngày hôm sau.
-Khi thắp hương nên thắp mỗi bát một nén lúc bình thường (cắm vào giữa ); Thắp 3 nén hàng ngang khi cầu xin điều gì? Thắp 5 nén hình chữ thập trong các ngày giỗ, tết, tiết.

2/.Cách rút tỉa chân hương:
-Chân hương chỉ nên rút bớt vào từ ngày 23 tháng chạp đến trước giờ cúng đón ông bà ông vãi ngày 30 Tết và hóa cùng giấy tiền vàng mã .
Tuy nhiên; khi bát hương được thắp quá nhiều chân hương thì có thể tỉa bớt vào các ngày rằm và để lại 5 chân hương
-Thời điểm dọn bàn thờ ngày nào cũng được sau ngày 23 tháng chạp, chính là sau thời điểm chủ gia làm lễ tiễn Ông Táo về trời, những gia đình bận rộn buôn bán làm ăn có thể chưa đưa tiễn đúng ngày 23 thì trong ngày 25 phải thực hiện cho kịp thời gian Táo Công về Trời báo cáo; cũng như đưa tiễn Ông Bà về phần mộ ngày mùng 3 Tết, có nhà giữ lại đến mùng 4 mùng 5 cũng được.
Khi tỉa chân hương, sau 23 tháng chạp ta dọn chân hương hóa vàng để lại 3 cây; Khi đón Ông Bà ngày 30 ta làm cỗ, thắp hương cắm vào bát hương, có 2 quan niệm thứ nhất ta muốn để chân hương từ năm trước chuyển giao năm sau ta để nguyên những chân nhang đã thắp ngày 30; thứ 2 ta muốn trong năm mới hoàn toàn mới thì trước giờ giao thừa ta bỏ hết chân nhang đem hóa vàng; Khắc giao thừa đón năm mới cắm những nén hương đầu tiên trong năm mới.
“Quan niệm bát nhang không được di dịch khi dọn bàn thờ ngày Tết”
-Theo kinh nghiệm của chuyên gia Phong Thủy Trạch Bằng, suốt thời gian trong năm bát hương không nên di dịch chỉ rút tỉa chân hương nếu cần; Sau ngày 23 tiễn Táo Công về Trời nhất thiết các Thần Linh đều vắng nhà chầu Trời, Ông bà, Ông vãi đang ở phần Mộ, thời gian này được làm bất cứ điều gì không phải xin phép, (kể cả đập phá sửa chữa nhà); mà có thắp hương cũng chẳng ai chứng, nên Bàn thờ sẽ được lau chùi sửa soạn, chỉnh trang thêm bớt thay cũ đổi mới.
-Theo chuyên gia Phong Thủy Trạch Bằng trong gia đình có 3 nơi cần phải động trong năm: Giường ngủ, Bếp nấu, Bàn Thờ, nếu tĩnh lặng không được xê dịch thì trong làm ăn, sinh hoạt cũng bế tắc vậy; Vd ta thử sắp xếp lại nội thất dịch chuyển giường ngủ, thay bếp tiết kiệm ga hơn, có tiền thay bát nhang bằng đồng v.v.. Trong tâm ta có thoải mái hơn không!

Xử lý khi bát hương bốc cháy:
Gặp hiện tượng này, nhiều người lo lắng không biết có điềm báo hay tai ương nào không; Bát hương bốc cháy là điềm lành hay dữ?
1/.Bát hương bốc cháy trên phần ngọn: Lửa cháy đùng đùng thường báo điềm tốt, lộc lá, làm ăn khấm khá.
2/.Bát hương bốc cháy từ đáy: Cháy chỉ âm ỉ chân hương, không cháy thành lửa thường báo điềm xấu: mồ mả động hoặc bị mất tiền (bị lường gạt, cho vay không đòi được, làm ăn thua lỗ...)
-Nguyên nhân theo khoa học: Bàn thờ không được chăm sóc thường xuyên âm khí nhiều để nhện giăng tơ, trời hanh nóng, ánh nắng rọi vào, gió lùa, chất lượng cây nhang, người thắp nhang vô ý để cây nhang chập dính nhau, cây cháy trước sẽ cắt ngang cây cháy sau…
-Về Tâm Linh: Bát nhang là “ngôi nhà vô hình” của Ông Bà Tổ Tiên và Thần Phật. Khi sắp có sự việc đến với con cháu trong ngôi nhà, thường gây ra những điềm báo cho chủ nhân biết trước có thể là điềm Lành hoặc Dữ.
Giải quyết sau sự cố:
-Khi cháy phần ngọn bát hương; ta dọn hết tro và những chân hương cháy dở đốt lấy tro đem ra sau nhà rải; với điều kiện đô thị và sự phát triển xã hội nhà san sát, phía sau căn nhà không còn đất trống ta lấy tro rải cạnh vách đáy theo chiều ngang ngôi nhà, sau 1 canh giờ ta có thể quét dọn lau chùi (2 giờ đồng hồ).
-Khi bát nhang bị cháy phần gốc, ta cũng thực hiện như trên lấy tro đem rải ra phía trước căn nhà.
-Mua sắm đồ lễ gồm bông hoa, trái cây, trà nước, bánh trái… để cáo gia tiên, thần phật: gặp may thì đội ơn, gặp rũi thì che chở tai qua nạn khỏi.
Chú ý về sau:
-Chăm sóc thường xuyên sạch sẽ xung quanh bát hương và bàn thờ, khi thắp hương chú ý, phải chờ cháy hết nhang tắt nến, đèn dầu “nếu có” mới ra khỏi nhà đề phòng hỏa hoạn;
-Trên mặt Ban thờ bằng gỗ nên cắt tấm kính vừa dễ lau chùi và tránh được tàn lửa.

3/.Bài cúng giao thừa
Tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa? Theo "Văn khấn nôm truyền thống", tục xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, nên người dân tổ chức cúng tế để tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới.
Thời điểm bàn giao công việc giữa 2 vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương. Hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới trần gian, nên việc làm lễ "Tống cựu nghênh tân" các vị Hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà là ở ngoài trời (sân, cửa).
Trong các bài văn khấn giao thừa, khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của các vị ấy.
Bài văn khấn lễ giao thừa ngoài trời (năm Mậu Tuất)

Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần Thành Tào Phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Đinh Dậu (2017) với năm Mậu Tuất (2018), chúng con là: …………….”Vợ, Chồng Chủ gia, con cái”………., sinh năm: ………, hành canh (Can, Chi): ……….. tuổi (âm), cư ngụ tại số nhà: ………, khu phố/ấp: ……….., phường/xã: ……….., quận/huyện: ......................, tỉnh/thành phố: ........................
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng đinh mậu.
Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.
-Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân.
-Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân (năm mới), tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn lễ giao thừa trong nhà (năm Mậu Tuất)

Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ Tiên Nội - Ngoại, chư vị Tiên linh
Nay là phút giao thừa năm Đinh Dậu với năm Mậu Tuất, chúng con là: ……………….”Vợ, Chồng Chủ gia, con cái”………., sinh năm: ………, hành canh (Can, Chi): ……….. tuổi (âm), cư ngụ tại số nhà: ………, khu phố/ấp: ……….., phường/xã: ……….., quận/huyện: ......................, tỉnh/thành phố: ........................

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời, các cụ Tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!

Sắm lễ cúng giao thừa:

Nhang           7 cây
Hoa               1 dĩa 3 màu
Quả               5 loại
Gạo, muối     1 dĩa
Nước lã         3 ly
Nến đỏ          5 cây
Gà chưa gáy 1 con
Tam sên        1 bộ (Trứng luộc bóc vỏ, Tôm luộc, Thịt heo luộc)
Giấy tiền vàng bạc..
3 Lá trầu có vôi, 3 quả cau đã bổ
9 Búp lộc non không ăn được.

Tất cả xếp vào 1 bàn trước giờ tý, để cách cửa 0,84 m trở vào. Điểm giao thừa đốt nhang nến để cúng.
Sau giao thừa 25 phút lấy 3 ly nước đổ vào thau pha nước nóng vừa ấm, bỏ thêm lá chanh hoặc xả (nếu không có cho ít dầu xanh vào) để lấy nước hương vị mùi thơm rửa mặt.

" Riêng lễ cúng ở ngoài trời tùy tâm cũng có nhang, nến, nước, hoa quả, gạo muối, kẹo bánh, giấy tiền vàng âm phủ..."

Trong các năm của 12 con giáp mỗi năm có các Thần cai quản bảo hộ là mười hai vị Hành khiển và Phán quan lần lượt gồm: (Hàng năm các bạn chỉ cần thay tên các Thần vào bài cúng)

-Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
-Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
-Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
-Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
-Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
-Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
-Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
-Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
-Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
-Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
-Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
-Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Trong bài văn khấn giao thừa, khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. (Hàng năm các bạn chỉ cần thay tên các Thần vào bài cúng). Năm nào thì khấn danh vị của các vị ấy. (Vd năm 2018 là Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan).

Tài liệu Phong Thủy Trạch Bằng cung cấp cho các bạn tham khảo ứng dụng hợp lý với điều kiện cuộc sống văn hóa tâm linh truyền thống; Chúc các Bạn đạt được ý nguyện trong năm mới 2018 và những năm tiếp theo.

Phong Thủy Sư, Lương Y Trạch Bằng – Đỗ Ngọc Tám
Tư vấn Phong Thủy Tổng Hợp
Chữa bệnh Thoát vị dĩa đệm, đau nhức xương cơ khớp.
LH: 1112 Quang Trung, P.8, Gò Vấp, T/p HCM.
Đt: 0913.107.194 – 0978.046.529 – 0932.153.031


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ