KHỔNG TỬ "ĐỌC ĐỨT DÂY LỀ SÁCH"

Khổng Tử “đọc đứt dây lề sách”



    Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà nho cuối đời xuân thu. Bình sinh ông đọc nhiều sách, viết nhiều sách, dậy học trong nhiều năm. Đương thời chưa ai hơn được ông về học vấn.
    Vậy mà vào tuổi trung niên, ông muốn học lại “Chu Dịch” từ đầu. Ông nói học “Chu Dịch” thì không phạm bất cứ sai lầm nào.
    “Luận ngữ. Thuật nhi” chép: “Thầy Khổng Tử nói rằng, thêm cho ta mấy năm, là năm mươi tuổi để học Dịch, ta sẽ không mắc sai lầm lớn”. Cổ văn không có chấm phẩy, câu văn trên là làm khổ bao nhiêu nhà ngữ pháp. Có thể ngắt thành những câu như sau:
Thầy Khổng Tử nói rằng: Cho ta thêm ít năm, năm mươi tuổi học Dịch, để không mắc sai lầm.
    Thầy Khổng Tử nói rằng: Cho ta thêm mấy năm thành năm mươi tuổi, học Dịch thì không mắc sai lầm.
    Thầy Khổng Tử nói rằng: Cho ta mấy năm, năm mươi lần học Dịch, để tránh mắc sai lầm.
    Thầy Khổng Tử nói rằng: Cho ta thêm người, tuổi năm mươi, học Dịch để không mắc sai lầm.
    Có người cho rằng, chữ “dịch” phải là chữ “diệc” (thì). Và câu trên phải đọc là: Cho ta mấy năm thành năm mươi tuổi để học tập, thì không mắc sai lầm. Có người hoài nghi câu trên, hỏi: Năm mươi tuổi là cái tuổi tri thiên mệnh, vậy còn học Dịch để làm gì?
    Dù câu trên vẫn chưa được giải quyết chuyên ngắt câu như thế nào cho đúng nhưng nhiệt tình học Dịch của Khổng Tử là có thực. “Sử ký. Khổng Tử thế gia”, chép: “Khổng Tử lúc về già rất thích Dịch, sắp sếp quái tượng, giảng giải về quái và giải thích càn khôn. Đọc Dịch nhiều đến nỗi lề sách đứt nhiều lần. “Vi biên tam tuyệt” là một thành ngữ rất quen thuộc. “Vi” là da trâu thuộc, người xưa viết chữ trên thẻ tre, dùng sợi da trâu bện các thẻ tre lại với nhau, gọi là “vi biên”. “Tam” chỉ số nhiều. Khổng Tử đọc Dịch, đọc nhiều đến nỗi dây lề bằng da trâu đứt nhiều lần, đủ hiểu ông mê Dịch đến như thế nào.
    Từ đoạn văn trên, một câu hỏi đặt ra mà chưa giải quyết: Phải chăng Khổng Tử soạn “Thập dực”. Quan điểm của ông ảnh hưởng rất sâu, đến nay vẫn có người tán thành; Như Kim Cảnh Phương trong “Chu Dịch giảng tọa Tự Luận” viết: “Dịch Truyện” là của Khổng Tử, không ai có khả năng viết “Dịch Truyện”. Trong “Dịch Truyện” có một số là học trò ghi lại lời Khổng Tử.
    Trong “Dịch Truyện” có một số thuyết xưa, một số là hậu thế đưa thêm vào. Quan điểm của  Tư Mã Thiên là xuất phát là cha của ông là Tư Mã Đàm, Tư mã Đàm học Dịch từ Dương Hà. Dương Hà là học trò đời thứ chín của Khổng Tử. Có thể nói nhận định của Tư Mã Thiên là có cơ sở.
    Nhận định của Tư Mã Thiên cho mãi đến Âu Dương Tu đời Tống mới đặt thành nghi vấn. Âu Dương Tu cho rằng, thiên “Hệ từ” trong “Thập dực” không phải là của Khổng Tử. Thôi Thuật đời Thanh đi sâu hơn, không công nhận Khổng Tử viết “Thoán”, “Tượng”. Đến thời kỳ đương đại, rất nhiều học giả nghi ngờ Khổng Tử viết “Thập dực”. Tiền mục trong “Bàn về Thập dực không phải là của Khổng Tử”, đưa ra mười dẫn chứng, chỉ ra rằng tư tưởng của Dịch khác với tư tưởng của “Luận ngữ”; Mạnh Tử và Thục Khổng Tử chỉ nói Khổng Tử viết “Xuân thu”, không nói Khổng Tử viết “Dịch Truyện”. Triều Tần đốt sách của các nhà Nho; Nếu “Dịch Truyện” do Khổng Tử sáng tác, thì sao Dịch không bị đốt?
    Lý Kinh Trì có tác phẩm “Dịch truyện thám nguyên”. Ông trình bày diễn biến mối quan hệ giữa Khổng Tử với “Dịch Truyện”: Người đời sau tôn sùng Khổng Tử, gán “Dịch Truyện” cho Khổng Tử; “Chu Dịch” từ sách bói toán biến thành kinh điển của Nho gia; Có người viết truyện cho “Dịch Kinh”; Truyện viết ngày càng nhiều tên, nảy sinh sự cần thiết phải xếp thứ tự, và thế là ra đời truyền thuyết Khổng Tử sắp xếp “Dịch Truyện”; Cho rằng Khổng Tử viết “Thập dực”. Đây là diễn biến của truyền thuyết về Khổng Tử viết “Dịch  Truyện”, nó trải qua bốn giai đoạn. (xem “cổ sử biện”, tập 3).

    Ngoài ra Phùng Hữu Lan, Chu Bá Côn v.v.. đến giữ thái độ phủ định, không thừa nhận Khổng Tử soạn “Dịch Truyện”. Ý kiến chung là:“Dịch Truyện” không phải do một người viết ra trong một lúc nào đó, mà tác phẩm giải thích về Dịch được hình thành liên tục từ thời Chiến quốc đến nay. Khổng Tử có công trong “Dịch Truyện” nhưng không phải là người duy nhất soạn “Dịch Truyện”.

Nhận xét

  1. Hay tuyệt nè, thanks bạn chia sẻ nha. Nếu bạn nào nhà cần đặt mua Bàn Thờ Đẹp hay là Bàn Thờ Treo Tường thì ghé thăm nhen! <3

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ