CÁC LOẠI NGẢI NÀNG

CÁC LOẠI NGẢI NÀNG .

 Nghe tên gọi là ngải nàng, chắc mọi người đều đoán được phần nào công dụng của loài cây có tánh linh này. Đó là các loại ngải chủ yếu thuộc họ lan chi, thân hình mềm mại có dáng điệu như lá lúa, lá hẹ, cỏ linh chi, củ ngải thuộc họ này có màu trắng, dáng như củ kiệu nhưng nhỏ hơn tròn hơn và thanh hơn rất nhiều.
Họ ngải nàng rất nhiều dạng vô cùng phong phú: nàng Mơn bông trắng, nàng Mơn bông đỏ, nàng Mơn bông vàng, nàng Mơn bông tím nhạt, nàng Mơn ống, nàng Mọi, nàng Chuyền trơn, nàng chuyền Sọc, nàng Rù, nàng Mách, nàng Quạt, nàng Sắc, nàng Tía, nàng Hẹ, …
Có loại ngải củ tròn to như củ hành gần gũi với họ lan đất nhưng không thuộc loại lan như : ngải Năm Bà, ngải Hậu, ngải Thứ Phi...
Nhiều cây ngải thuộc họ gừng riềng, nhưng giới huyền thuật vẫn gọi là nàng như: nàng Cát, nàng Mén, nàng Xoài, nàng Nghệ ,nàng Thâm ,nàng Lùn ..lá và cây tựa như ngải  hổ vậy, nhưng gọi là nàng vì âm tính nó thể hiện rõ rệt trên lá và thân cây có vẻ nhu mì và mềm mại.
Mỗi loại ngải nàng có một công năng cụ thể khác nhau. Nhưng, đặc tính chung của loại ngải này là dùng để chiêu tài quyến khách, phù hợp cho công việc mua bán, giao thiệp tình cảm…

Trong cuộc sống, chúng ta từng nghe kể hoặc chứng kiến những người xung quanh, thậm chí người thân của mình bị lừa gạt lột sạch cả tiền bạc, nữ trang. Chỉ cần tiếp xúc nói chuyện với người lạ một hai câu là bỗng nhiên nghe theo răm rắp. Người kia bảo làm gì cũng làm theo mà không hề suy nghĩ. Mãi đến khi kẻ lạ cao chạy xa bay thì  mới giật mình tỉnh lại. Tiền bạc lúc bấy giờ đã nằm trong túi người khác.
Có nhiều cách lý giải về trường hợp này. Những người tin khoa học cho rằng kẻ lừa gạt đã sử dụng loại thuốc gây mê nồng độ cao. Khi tiếp xúc với con mồi, kẻ gian rút khăn ra phe phẩy, thuốc mê trong khăn làm con mồi nửa mê nửa tỉnh nói gì làm đó…

Nhưng, trong các loại ngải Nàng, có những cây ngải chuyên dùng cho việc thu phục người khác - đó là Mê Tâm ngải.  Người luyện ngải này thường phục vụ cho nhu cầu lợi dưỡng cá nhân. Thầy bà dùng ngải này để chiêu dụ đệ tử, đặc biệt là những người giàu có khiến cho những người ấy mê lời thầy như tin lời Thánh phán. Thầy bảo làm gì thì răm rắp làm theo bất chấp lời khuyên can của người thân, bè bạn. Thậm chí bỏ cả công ăn việc làm để theo thầy “hành đạo giúp đời”, thực chất là mang tiền theo để bao thầy ăn chơi trác táng.

Luyện ngải cho vào đồ ăn thức uống.
Cách này làm con mồi ăn phải tâm thần trở nên lú lẫn, thị phi đen trắng bất phân. Hễ người bỏ ngải nói gì, lập tức kẻ bị ngải làm theo như máy. Từ tiền bạc cho đến nhà cửa đất đai, từng thứ, từng món lần lượt đội nón chạy qua túi của ngườI bỏ ngải. Gia đình xào xáo, con ghét cha, vợ hận chồng. Nguy cơ tan vỡ chỉ còn trong tầm tay với.
Thật ra, trong cuộc đời điên đảo này, không có ngải xen vào, ta vẫn thấy bi kịch xảy ra nhan nhãn. Ngải nghệ xuất hiện để góp cho cuộc đờI một chút “thi vị” mà thôi.



Ngải nàng Mơn được trồng trong chậu, đặt phía trước cửa quán với mục đích chiêu tài, quyến khách.
(Ảnh chụp ở một quán cơm tại Siem Riep - CamPuChia)


                           Nàng Mơn bông đỏ:



Nàng Mơn bông đỏ loại 7 cánh.

Bông nàng Mơn 7 cánh. Miền Tây Nam bộ còn có tên gọi khác là Tóc tiên.

Nàng Mơn bông trắng: 

Loại này có bản lá hẹp hơn và sống lá khuyết sâu hơn ở phần cuống lá. Màu sắc lá cũng không xanh tươi như màu của nàng Mơn bông đỏ.






Nàng Mơn bông trắng chánh tông:

Cánh hoa trắng tự nhiên, dáng cứng cáp, không bị lai tạp, giao thoa.




Công năng chung của loại này là chiêu tài, quyến khách, làm phép yêu, dầu ăn nói khiến người nghe cảm mến mà hợp tác.
Trong các loại, thầy thường chọn hoa đỏ để cầu tài vì loại này có tính năng mạnh nhất. Còn loại hoa trắng thường dùng để làm dầu ăn nói, phép yêu.
Ngải nàng Rù



Còn có tên gọi khác là ngải Quyến. Nơi bán hoa kiểng gọi đây là Lan chi sọc. Lá nàng Rù thanh mảnh, ngắn khoảng 20cm, đầu lá nhọn, hai bên viền sọc màu trắng, ở giữa có màu xanh lục, không đậm bằng màu của nàng Mơn.




Hoa ngải nàng Rù màu trắng, cánh hoa nhỏ, dáng thanh, có mùi thơm nhẹ vào sáng sớm. Nắng lên sẽ không còn nghe mùi nữa.



Người ta thường treo hoặc đặt chậu ngải này ở hai bên cửa để vận chuyển tài khí cho gia chủ. Chức năng của nó là kêu gọi , rủ rê khách khứa vãng lai đến với cửa tiệm của chủ nhà, giữ cho gia chủ có một lượng khách bình ổn. 


Ngải nàng Chuyền

 Còn có tên gọi khác là dây nhện. Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền trổ nhánh toả ra như mạng nhện mà đặt thành tên. Ngải nàng Chuyền có lá màu xanh đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá hằn sâu đến cuống.
Nàng Chuyền có 2 loại chủ yếu: nàng Chuyền trơn và nàng Chuyền sọc.
Ảnh dưới đây là nàng Chuyền sọc.



Nàng Chuyền trơn:


Nàng Chuyền sọc

Màu lá nhạt hơn nàng chuyền trơn. Sống lá có màu trắng, hai bên màu xanh, hoa trắng nhỏ như nàng Rù, có mùi thơm nhẹ lúc khuya và sáng sớm.



Cũng như các loại ngải nàng, công năng của ngải nàng Chuyền chủ yếu là hoá giải bớt sự xui rủi, vận chuyển tài khí đến cho chủ nhân. Nàng Chuyền chỉ phù hợp khi ở trên cao, cho nên người ta thường trồng trong chậu và treo hai bên cửa.



Tuỳ theo mỗi môn phái mà thầy hay có những bài chú khác nhau về nuôi và dùng ngải họ hổ …….trên miền đông miệt Kom tum ,Buôn mê hay Định quán thì lại có loại ngải dạng như hổ mà lá nhỏ hơn và nhọn hơn gọi là ngải sa-bây (hay sa rây) cũng dùng để mua bán và nói cho nghe. Sau này nghiên cứu, ta mới biết ngải sa bây chính là nàng Cát. ….
Có một loại cây thuộc Nam dược cũng chính là cây ngải. Đó là ngải nàng Quạt.
Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. 


Trong huyền môn, nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới …
Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.


Dưới đây là ngải nàng Mọi. Nhiều người sưu tầm trên mạng các bức hình ngải mọi theo dân gian và vị thuốc Đông y mà không biết rằng ngải nàng Mọi hình dáng thật là thế nào.
Dưới đây là hai hình ngải nàng Mọi.
Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi không khác gì nàng Mơn, nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công năng của nàng mọi chủ yếu là để chiêu khách. Cho nên, khi trồng loại cây này nhất thiết phải để trước cửa, gần nơi khách vãng lai thường qua lại. 






Ngải Mén
Tên gọi khác là Nàng Mén hay chúa Mén.
Loại ngải này dáng như ngải hổ nhưng nhỏ và thanh mảnh hơn. Không biết ở các vùng miền Đông Nam bộ và cao nguyên Bắc bộ có hay không, riêng ở miền Nam ngải Mén thường mọc phổ biến trên đỉnh núi Cấm – An Giang.
Ngải Mén rất kén thầy, phải là người có duyên mới bắt gặp được.
Công dụng của ngải Mén là cầu tài, cầu duyên và đặc biệt là làm phép yêu. Người ta thường trồng nàng mén trước cửa nhà để chiêu tài, trồng sau nhà gần cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên và dùng rể, củ nàng Mén để làm ngải yêu.
Nhiều bạn ngạc nhiên vì sao có nhiếu loại ngải yêu đến thế. Đó là công năng chung của các loại ngải nàng cơ mà. Tuỳ duyên và khả năng luyện của mình mà các thầy ngải chọn cho mình một loại ngải phù hợp nhất để luyện phép yêu.


Ngải nàng Sắc ( Còn có tên là Cô Tiên , Chúa Xiêm )

Hình dáng như nàng Chuyền trơn nhưng màu lá xanh đậm hơn và thân lá dài hơn. Phần ngọn lá nhọn chứ không bầu hoặc tròn như các loại nàng khác. Sau này, hiếm thấy nơi nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì ít người biết công dụng của nó và khi trồng cũng khó trổ hoa. Công năng của nàng Sắc cũng dùng cho việc vận tài đắc lợi.




Ngải nàng Nghệ .

Nàng Nghệ thuộc họ gừng riềng, nhưng vốn tính nhu mì thuận lợi cho việc làm bùa yêu, ăn nói thu hút cảm tình đối tượng vận chuyển tài khí nên người ta thường gọi ngải nàng.




Dưới đây là củ nàng Nghệ sau khi thu hoạch:




Thông thường, khi hốt thuốc Bắc hoặc đi khám ở bệnh viện, ta thấy các bác sĩ đông tây y đều cho thuốc tổng hợp nhiều loại để bổ trợ cho nhau, không có ai chỉ cho duy nhất một loại thuốc. Trong cách luyện ngải cũng vậy. Các thầy thường phối hợp ít nhất 4 loại ngải với nhau để luyện. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ