"NHÂN KIỆT" CỤ NGUYỄN ĐỨC CẦN



Cụ Nguyễn Đức Cần
Cụ Nguyễn Đức Cần sinh ngày 29-12-1909 (Kỷ Dậu) ở thôn Đại Yên - Ngọc Hà - Quận Ba Đình – Hà Nội. Cụ là người có học vấn khá, thông thạo tiếng Pháp. Cụ hoạt động cách mạng trước năm 1945. Đã từng là đại đội trưởng đội Lam Sơn, bảo vệ Hà Nội sau ngày toàn quốc kháng chiến. Cuối năm 1946 đầu năm 1947, Cụ đưa vợ con đi sơ tán. Khi đi qua vùng quê Thanh Oai – Hà Tây, thì sinh bà Nguyễn Thị Sinh. Khi bà Sinh được 3 tháng tuổi, Cụ phải nhờ Cụ Nguyễn Văn Hồ, ở xóm thượng xã Thanh Mai nuôi dưỡng, vì vậy bà Sinh đã ở lại làm con nuôi cụ Nguyễn Văn Hồ và sau đó xây dựng gia đình cùng ông Nguyễn Văn Ảnh ở xóm Bến cùng xã.
 Sau năm 1950, từ vùng núi trở về, Cụ sống tại thôn Đại Yên như một nông dân trồng hoa. Việc Cụ tu luyện thế nào các con không được biết. Người ta đồn đại rằng, Cụ đã đắc đạo tại đền Và – Sơn Tây (đền thờ Thánh Tản Viên). Cụ cũng không hề xác nhận hoặc thanh minh. Cụ chữa bệnh cho rất nhiều người, kể cả người bị bệnh lâu năm như sơ gan cổ chướng, ung thư, …, kể cả người nước ngoài, kể cả các cán bộ cao cấp. Ai đến nhờ Cụ cũng giúp, không lấy tiền.
 Ông Ảnh (con rể của Cụ) cho biết, ông đã từng gặp giáo sư Hoàng Phương và giáo sư Nguyễn Phúc Giác Hải đến trao đổi cùng Cụ Cần. Thời kỳ trước năm 1983 việc làm của Cụ được coi là “khó hiểu” nên các ông Hoàng Phương, Giác Hải vì thường đến làm việc với Cụ nên cũng bị liên lụy.
 Ông Ảnh (con rể cụ), bà Sinh (con gái Cụ) còn kể cho tôi vài mẩu chuyện về Cụ Cần mà các ông bà càng ngẫm càng thấy lạ:
 Cả 2 lần làm nhà, ông bà không hề báo cho bố vợ biết thời gian làm các việc chính, nhưng đều sắp đến giờ cất nóc thì Cụ từ Hà Nội về đến nhà con rể ở Thanh Oai để dự giờ cất nóc và thăm hỏi mọi người cứ như là Cụ nhìn thấy mọi việc từ rất xa.
 Sáng 5-8-1972, bà Sinh trở dạ sinh ra cháu Nguyễn Văn Cánh vào lúc gần sáng, thì 5h sáng đã thấy Cụ Cần vào đến trạm xá của xã thăm cháu ngoại vừa sinh và thăm con gái.
 Khi anh Nguyễn Văn Cánh 5 tuổi, bị bệnh kiết lị chuyển sang thương hàn, trạm xá xã và bệnh viện chữa cả tháng không khỏi. Ông Ảnh nghĩ: Bố vợ mình chữa bệnh cho bao nhiêu người sao không đưa cháu đi nhờ ông chữa trị? Ông mang con (gầy đét) ra nhà bố vợ. Cụ Cần đang tiếp cơm một số bạn. Cụ vẫn điềm nhiên, còn bắt con rể cùng ngồi uống rượu đã. Cơm xong, Cụ Cần vẽ vào tờ giấy nhỏ, bảo ông Ảnh mang về nhà thắp hương xong rồi đốt tờ giấy, lấy tro hòa nước cho con uống. Uống xong, chỉ 20 phút sau, cháu Cánh đi ngoài tung tóe khắp cả chiếu giường. Ngày hôm sau thì khỏi bệnh.
 Có lần nhà ông Ảnh có con lợn nhỏ bị ốm, cán bộ thú y tiêm chữa mấy hôm không khỏi, con lợn cứ đứng cắm mõm vào phân. Ông Ảnh lại ra Hà Nội nhờ bố vợ chữa bệnh cho lợn. Cụ Cần lại vẽ loằng ngoằng vào tờ giấy nhỏ, bảo ông mang về thắp hương rồi đốt tờ giấy này ở cửa chuồng lợn. Sau khi đốt tờ giấy 20 phút, con lợn ốm đi lại được, bắt đầu muốn ăn. Ngày hôm sau thì ăn bình thường. Ông Ảnh đã nuôi con lợn này đến 46kg móc hàm.
 Trước khi mất 12 ngày, Cụ không làm việc mà tập trung con cháu, bạn bè về. Cụ kể các câu chuyện và căn dặn các việc hậu sự. Hầu như Cụ biết trước ngày đó mà không hề có bệnh gì cả.
 Cụ nói: “Sắp tới ta về nơi đồng ruộng rộng rãi cuốc cày cùng nông dân, ta không truyền nghề lại cho ai cả vì không ai giống ta”. Bà Lê, con gái út của Cụ cũng nói vui: Xin Cụ cho theo để xách nước tưới hoa, khu mộ phần hiện nay. Cụ đã có ý xắp đặt và dặn không được cải táng.
 Ngày 13-7-1983, Cụ ra đi thanh thảnh. Mãi 3 ngày sau, mọi người mới quyết định đưa thi hài Cụ về đây theo đúng nguyện vọng của Cụ.
 Cụ Nguyễn Đức Cần, khi sinh thời đã tích lũy được trường năng lượng sinh học, đủ khả năng mở được thiên nhãn, thiên nhĩ nên đã nhìn được xa, trông được rộng, nghe được những điều bí ẩn nên đã đạt được những khả năng kỳ diệu, chữa được những bệnh khó hiểu, những bệnh hiểm nghèo bằng phương pháp thần diệu, cho rất nghiều người, đủ mọi tầng lớp, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng dân.
PTTB ST

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ