CAO BIỀN TẤU THƯ ĐẠI LÝ KIỀU TỰ



Cao Biền Tấu Thư Đại Lý Kiều Tự


ÂM MƯU DIỆT CHỦNG CỦA PHONG KIẾN TRUNG HOA ĐỐI VỚI VIỆT NAM - CAO BIỀN TẤU THƯ ĐẠI LÝ KIỂU TỰ
Sau đây là một tư liệu lịch sử, trích từ cuốn Địa Lý Tả Ao của Cao Trung, Nhà xuất bản Hồng Dân, Sài Gòn, mang tên là Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiều Tự.
“… Lần này, chúng tôi khởi giới thiệu tài liệu Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiều Tự là tập tài liệu nói về các kiểu đất bên Việt Nam mà Cao Biền đã trình vua Đường Trung Tôn.
Những tàu liệu này có vài ngàn kiểu, nhưng Cao Biền chỉ mới yểm được một số ít đất Đế Vương Quý Địa. Còn cả ngàn đất Công, Hầu, Khanh, Tướng vẫn nguyên vẹn. Các cụ xưa giữ sách này làm Gia bảo và theo nó để tìm cho ra đất kết dành cho họ hàng của mình dùng khi cần đến”.
XUẤT XỨ CỦA SÁCH CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ
Xưa kia, về đời vua Đường Trung Tôn bên Tàu có Cao Biền được phong làm An Nam Tiết Độ Sứ, sang đô hộ nước ta. Cao Biền là một người rất giỏi địa lý, được vua Đường uỷ nhiệm nghiên cứư các kiểu đất Việt Nam, cốt để yểm phá các đất kết lớn nào khả dĩ gây ảnh hưởng cho sự Tàu hoá dân tộc Việt Nam.
Sau khi nhậm chức và khảo sát địa lý ở Việt Nam, Cao Biền thấy nước ta có rất nhiều đất phát rất lớn, có thể tạo nên những bậc hiền tài, mà sự nghiệp có thể cản trở âm mưu Nam tiến của Tàu. Cao Biền bèn biên soạn Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự này trình với vua Đường, đồng thời cho phép yểm phá một số long mạch có đất kết lớn.
Theo truyền thuyết, trước khi yểm bùa một kiểu đất nào, Cao Biền thường phụ đồng để các vị thần cai quản khu vực đó nhập vào đồng nam, đồng nữ. Sau đó Cao Biền tìm cách trừ khử các thần linh đó đi. Cuối cùng mới yểm đất.
Cũng theo truyền thuyết, Cao Biền cũng yểm được một số ít đất lớn, song Cao Biền cũng bị thất bại trước nhiều vị thần linh của Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là Tản Viên Sơn Thần và Tô Lịch Giang Thần (Thần núi Tản Viên thuộc huyện Bất Bạt tỉnh Sơn Tây, còn sông Tô Lịch chảy qua hà Nội, đền Bạch Mã ở gần Hàng Lược Hà Nội là đền thờ thần Tô Lịch)
Trải qua Đường, Tống đến đời Minh có Trương Phụ, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba danh tướng được vua nhà Minh cho kéo quân sang Việt Nam, bề ngoài với danh nghĩa phò Hậu Trần, diệt Hồ, nhưng bên trong lại là một kế hoạch diệt chủng người Việt Nam, âm mưu đổi nước ta thành một quận, huyện của Tàu. Kế hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ trước đến nay.
Trong số ba danh tướng trên thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý, có mang theo tập Cao Biền Địa Lý Kiểu Tự sang định duyệt lại và định yểm nốt những đất lớn nào còn sót, để cho ở Việt nam không thể xuất hiện những thế hệ thịnh trị, sản ra được những nhân kiệt tài  xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… là những hiền tài nhân kiệt đã gây khó khăn cho Tàu, như trong các thời đại Lý, Trần vừa qua.
May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh thành công, sau mười năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc, ta thu được toàn bộ tài liệu của kế hoạch trên, trong đó có tập Cao Biền Địa Lý Kiểu Tự.
Tập sách này trở nên một tài liệu vô cùng quý giá cho ta trên nhiều phương diện: Sử liệu, Chính trị và Địa Lý.
MỘT SỐ HUYỆT TRONG SÁCH CỦA CAO BIỀN

SỐ HUYỆT, ĐIẠ LINH Ở MIỀN BẮC THEO CAO BIỀN
TỈNH
HUYỆT CHÍNH
HUYỆT BÀNG
Hà Đông
081
264
Sơn Tây (Đại Huyệt )
036
085
Vĩnh Phú
065
155
Hải Hưng, Kiến An
183
483
Gia Lâm, Hà Bắc, Đáp Cầu, Lạng Sơn
134
223
Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình
132
325
Tổng cộng
632
1517


SỐ HUYỆT, ĐIẠ LINH Ở HÀ ĐÔNG THEO CAO BIỀN
TỈNH
HUYỆT CHÍNH
HUYỆT BÀNG
Thanh Oai
09
026
Chương Mĩ và Mĩ Đức
11
031
Sơn Minh (Ứng Hoà)
09
026
Hoài An
06
019
Thanh Trì
11
041
Thường Tín
11
041
Phú Xuyên
07
020
Từ Liêm
11
034
Đan Phượng
05
013
Tổng cộng
81
246


“… Những ngôi đất kết có ngôi chỉ phát về âm phần (để mả), lại có ngôi chỉ phát về dưong cơ (làm nhà). Đất phát âm phần lợi cho việc chôn xương xuống đất. Còn đất phát dương cơ thì lợi cho việc làm nhà lên trên, đất dương cơ nhỏ được dùng để làm nhà, còn nếu đất to rộng thì lợi cho việc làm doanh trại, nếu đất rộng hơn nữa thì lợi cho việc xây thị trấn, đô thị hoặc kinh đô”.
HIỆN TƯỢNG ÁNH SÁNG VỀ MẢ KẾT
Với các mả kết, bằng luân xa Ấn Đường, có thể quan sát một luồng áng sáng màu vàng chiếu lên mộ đó, có cường độ bằng cường độ đèn 100 Oát. Ánh sáng này có thể chiếu lên khu vực đầu hay khu vực bụng, chân… của hài cốt.
Khu vực được chiếu sáng có thể lan rộng dần khi gia tộc làm thêm nhiều việc thiện và ngược lại, thu hẹp khi gia tộc gây nhiều tội ác.
 PTTB ST

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

XEM NGƯỜI SẮP CHẾT VÀ CÁCH TÍNH BỆNH TẬT NẶNG HAY NHẸ