ĐỊA CHI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG



Dần Mão Thìn phương Đông, Mão thuộc chính Đông
Tỵ Ngọ Mùi thuộc phương Nam, Ngọ thuộc chính Nam
Thân Dậu Tuất thuộc phương Tây, Dậu thuộc chính Tây
Hợi Tị Sửu thuộc phương Bắc, Tị thuộc chính Bắc
   Các Chi khác tuy vị trí thuộc phương xen kẻ thiên về phương chính gần mình, ví dụ Dần thuộc Đông Bắc thiên Đông

ĐỊA CHI LỤC XUNG (TƯƠNG XUNG)
Tí và Ngọ tương xung (Dương Thủy khắc Dương Hỏa)
Dần và Thân xung (Dương Kim khắc Dương Mộc)
Mão và Dậu xung (Âm Kim khắc Âm Mộc)
Tỵ và Hợi xung (Am Thủy khắc Âm Hoa)
   Còn Sửu và Mùi xung, Thìn và Tuất xung trong một số sách đã coi là tương hóa nhau vì đều thuộc hành Thổ, hoặc coi là đồng lọai tương xung hay bằng hữu tương xung
Nhận xét:
   Khi hai Chi xung nhau thì cùng Âm Dương, Phương Hướng đối nhau và hành tương khắc. Địa Chi Tương xung thì Cách 6 giống như thiên can. Như vậy giong như thiên can, phải có sự cùng Âm Dương (vá hành tương khắc) thì mới có tương xung
   Bất cứ Chi nào khởi đếm theo thứ tự , Chi đó là 1 tới vị trí thứ 7, ta có Chi xung, xung tất khắc nên gọi là Thất Sát (Thất là 7, Sát là hung thần). Người xưa giải thích số 7 này là số tận cùng của Trời Đất, là khí cực Âm Dương
Tương xung thực chất là xung khắc nhau, tương khắc nên không tốt
Giải Thích:
   Thiệu Vĩ Hoa cho rằng Lục xung là sự đối địch giữa các ngôi của 12 Đia Chi, cũng tức là sự tương khắc của ngũ hành
   Tí Ngọ tương xung: Quí Thủy ẩn tàng trong Tị khắc Đinh Hỏa ẩn tàng trong Ngọ. Kỷ Thổ ẩn tàng trong Ngọ phân khắc lại Quí Thủy ẩn tàng trong Tị nên nói Tị Ngọ tương xung
   Sửu Mùi tương xung: Kỷ Thổ ẩn tàng trong Mùi khắc Quí Thủy ẩn tàng trong Sửu. Đinh Hỏa ẩn tàng trong Mùi khắc Tân Kim ẩn tàng trong Sửu nên nói Sửu Mùi tương xung
   Dần Thân tương xung: Giáp Mộc ẩn tàng trong Dần khắc Mậu Thổ ẩn tàng trong Thân. Canh Kim ẩn tàng trong Thân phân khắc lại Giáp Mộc ẩn tàng trong Dần nên nói Dần Thân tương xung
   Mão Dậu tương xung: Tân Kim ẩn tàng trong Dậu khắc Ất Mộc ẩn tàng trong Mão, nhưng Đông xung Tây mà không xung được (nghĩa là Mão Mộc chỉ có thể xung Dậu Kim chứ không thể khắc Dậu Kim)
   Thìn Tuất tương xung: Quí Thủy ẩn tàng trong Thìn khắc Đinh Hỏa ẩn tàng trong Tuất. Tân Kim ẩn tàng trong Tuất phân khắc lại Ất Mộc ẩn tàng trong Thìn nên nói Thìn Tuất tương xung
   Tỵ Hợi tương xung: Canh Kim ẩn tàng trong Tỵ khắc Giáp Mộc ẩn tàng trong Hợi. Nhâm Thủy ẩn tàng trong Hợi phân khắc lại Bính Hỏa ẩn tàng trong Tỵ nên nói Tỵ Hợi tương xung

ĐỊA CHI NHỊ HỢP (ĐỊA CHI LỤC HỢP, ĐỊA CHI TƯƠNG HỢP) VÀ ĐỊA CHI LỤC HỢP HÓA
Tương hợp với nhau thì tốt
Tí (+ Thủy) hợp Sửu (- Thổ)
Dần (+ Mộc) hợp Hợi (- Thủy)
Mão (- Mộc) hợp Tuất (+ Thổ)
Thìn (+ Thổ) hợp Dậu (- Kim)
Tỵ (- Hỏa) hợp Thân (+ Kim)
Ngọ (+ Hỏa) hợp Mùi (- Thổ)
                                                                             
Nhận xét:
Cung nhị hợp thì đối xứng qua trục tháng đứng, hai cung đối nhau theo hàng ngang trên Địa Bàn
   Chi Dương thì hợp với chi Âm và ngược lại (khắc khi thì hút nhau). Như vậy thì phải khắc Âm Dương mới có sự hợp nhau (và phải có sự tương sinh hoặc tương khắc về ngũ hành như đã đề cập bên trên )
Chú ý: Thiệu Vĩ Hoa còn chia tương hợp ra thành trong hợp có khắc và trong hợp có sinh. Trong hợp có khắc nghĩa là hai Chi tuy hợp nhau nhưng ngũ hành thì khắc nhau như Tị (Thủy) hợp Sửu (Thổ). Trong hợp có sinh thì hai Chi hợp nhau và ngũ hành tương sinh như Dần (Mộc) hợp Hợi (Thủy). Hợp có khắc thì trước tốt sau xấu, hợp có sinh thì càng ngày càng tốt.
Có người giải thích rằng:
Theo sự sắp xếp của Địa Chi trong 12 cung thì:
Tí Sửu ở dưới làm đất hợp Thổ
Ngọ Mùi ở trên làm trời <Ngọ ở trên làm mặt trời (Thái Dương), Mùi làm mặt trăng (Thái Âm)> hợp Hỏa
Thiên Khí của trời tỏa xuống, Địa Khí của đất bốc lên tạo ra 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông
Dần Hợi ở dưới ngang hợp Xuân Mộc
Xuân rồi đến Hạ nên Mão Tuất hợp Hạ Hỏa
Hạ đến Thu nên tiến lên Thìn Dậu hợp Thu Kim
Thu đến Đông nên Tỵ Thân hợp Đông Thủy
Một số người viết:
Tí Sửu hợp hóa Thổ
Dần Hợi hợp hóa Mộc
Mão Tuất hợp hóa Hỏa
Thìn Dậu hợp hóa Kim
Tỵ Thân hợp hóa Thủy
Ngọ Mùi hợp hóa Hỏa
Thiệu Khang Tiết thì cho rằng:
Tí và Sửu hợp hóa thành Thổ
Dần và Hợi hợp hóa Mộc
Mão và Tuất hợp hóa Hỏa
Thìn và Dậu hợp hóa Kim
Tỵ và Thân hợp hóa Thủy
Ngọ và Mùi hợp, Ngọ là Thái Dương, Mùi là Thái Âm, hợp với nhau thành Thổ
Nhưng đa số các sách cho rằng Địa Chi thì chỉ hợp không có hóa, 6 cặp trên là lục hợp, căn cứ vào hợp với 4 mùa rồi từ đó hợp luôn với ngũ hành của 4 mùa, không có hóa như Thiên Can

Nhận xét:
Theo nguyên tắc đã đề cập trên , khi hợp thì sẽ có hóa, nên Địa Chi khi hợp thì phải có Hỏa)

ĐỊA CHI TƯƠNG HÌNH
Là cản trở lẩn nhau, không hòa hợp
Tí (+ Thủy) Ngọ (+ Hỏa),
Mão (- Mộc) Dậu (- Kim)
Dần (+ Mộc) Thân (+ Kim)
Tỵ (- Hỏa) Hợi (- Thủy)
Thìn (+ Thổ) Tuất (+ Thổ)
Sửu (- Thổ) Mùi (- Thổ)

Nhận định:
Ít nhất cần phải có sự cùng Âm Dương mới có sự tượng hình
   Theo Thiên y thì tượng hình cần phải cùng Âm Dương và ngũ hành khắc nhau, do đó Thìn và Tuất, Sửu và Mùi không tượng hình
ĐỊA CHI TƯƠNG HẠI (ĐỊA CHI LỤC HẠI, ĐỊA CHI NHỊ HẠI)
   Là hại lẫn nhau, là chịu hại, bị hại tức là tương khắc. Tương hại thì không tốt. Trên Địa Bàn thì Nhị hại là hai cung đối nhau theo hàng dọc
Tị (+ Thủy) Mùi (- Thổ) tương hại
Sửu (- Thổ) Ngọ (+ Hỏa) tương hại
Dần (+ Mộc) Tỵ (- Hỏa) tương hại
Mão (- Mộc) Thìn (+ Thổ) tương hại
Thân (+ Kim) Hợi (- Thủy) tương hại
Dậu (- Kim) Tuất (+ Thổ) tương hại

Giải thích:
   Thiệu Vĩ Hoa căn cứ vào sách Khao Nguyên ghi rằng phàm bất cứ việc gì tốt nhất là gặp hợp, kỵ gặp Xung. Lục Hại phát sinh từ Lục hợp
   Tí hợp với Sửu bị Mùi xung: Sửu bị xung, Tị không còn gì để hợp cho nên Tị Mùi tương hại
   Sửu hợp với Tị bị Ngọ xung: Tị bị xung, Sửu không còn gì để hợp cho nên Sửu Ngọ tương hại
   Dần hợp với Hợi bị Tỵ xung: Hợi bị xung, Dần không còn gì để hợp cho nên Dần Tỵ tương hại
   Mão hợp với Tuất bị Thìn xung: Tuất bị xung, Mão không còn gì để hợp cho nên Mão Thìn tương hại
   Thìn hợp với Dậu bị Mão xung: Dậu bị xung, Thìn không còn gì để hợp cho nên Thìn Mão tương hại
   Tỵ hợp với Thân bị Dần xung: Thân bị xung, Tỵ không còn gì để hợp cho nên Tỵ Dần tương hại
   Ngọ hợp với Mùi bị Sửu xung: Sửu bị xung, Ngọ không còn gì để hợp cho nên Ngọ Sửu tương hại
   Mùi hợp với Ngọ bị Tị xung: Ngọ bị xung, Mùi không còn gì để hợp cho nên Mùi Tị tương hại
   Thân hợp với Tỵ bị Hợi xung: Tỵ bị xung, Thân không còn gì để hợp cho nên Thân Hợi tương hại
   Dậu hợp với Thìn bị Tuất xung: Thìn bị xung, Dậu không còn gì để hợp cho nên Dậu Tuất tương hại

   Tuất hợp với Mão bị Dậu xung: Mão bị xung, Tuất không còn gì để hợp cho nên Tuất Dậu tương hại
   Hợi hợp với Dần bị Thân xung: Dần bị xung, Hợi không còn gì để hợp cho nên Hợi Thân tương hại

ĐỊA CHI TƯƠNG HÌNH (PHẠT)
  
Hình là do Mãn cực tức đầy quá, đầy quá thì sẽ đưa đến sự tổn hại. Địa Chi có ba hình gọi là Địa Chi tam hình

TRÌ THẾ CHI HÌNH
Dần hình Tỵ
Tỵ hình Thân
Thân hình Dần
Gọi là trì thế chi hình hay đắc thế chi hình (tức là do có quyền thế, quyền bính, thế lực mà bị phạt)
Giải thích:
Dần chứa Giáp Mộc, Tỵ chứa Mậu Thổ, Mộc khắc Thổ
Tỵ chứa Bính Hỏa, Thân chứa Canh Kim, Hỏa khắc Kim
Thân chứa Canh Kim, Dần chứa Giáp Mộc, Kim khắc Mộc
   Ba chi các hành đó đều ở thời kỳ đắc Lộc (vị trí Lâm Quan), can Dương mãnh liệt, các hành y vào vị trí đắc lộc mạnh mẽ mà ức chế nhau nên gọi là trí thế chi hình

VÔ ÂN CHI HÌNH
Sửu hình Tuất
Tuất hình Mùi
Mùi hình Sửu
   Gọi là vô ân chi hình (bị hình phạt vì vô ân, chịu ơn nhưng không báo đáp, lại còn hại ân nhân)
Giải thích:
Sửu chứa Quí Thủy, Tuất chúa Đinh Hỏa, Thủy khắc Hỏa
Tuất chứa Tân Kim, Mùi chứa Ất Mộc, Kim khắc Mộc
Mùi chứa Đinh Hỏa, Sửu chứa Tân Kim, Hỏa khắc Kim
   Ba chi này dùng tòan can Âm ức chế nhau, đặc tính của Âm là tiêu nhận, gia trả vô ân bạc nghĩa nên gọi là vô ân chi hình

VÔ LỄ CHI HÌNH
Tị hình Mão
Mão hình Tị
gọi là vô lễ chi hình (hình phạt do vô lễ)

Giải Thích:
   Mão Mộc vượng, Tị Thủy vượng, nước vượng quá cây úng sẽ chết, cây vượng quá sẽ hút hết nước, nên dù Thủy sinh Mộc nhưng nếu quá thịnh sẽ hình nhau, không biết lễ nghĩa để nhường nhịn để sinh nhau nên gọi là vô lễ chi hình.
Ngoài ra hai sao này còn chứa Đào Hoa là một sao chủ tửu sắc dâm dục

TỰ HÌNH CHI HÌNH
Ngọ hình Ngọ
Dậu hình Dậu
Thìn hình Thìn
Hợi hình Hợi
gọi là tự hình chi hình vì tự mình hình mình
Nếu xếp vào từng cặp và phương huớng ta có
Dần Ngọ Tuất Tỵ Dậu Sửu Thân Tị Thìn Hợi Mão Mùi
Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Dần Mão Thìn Hợi Tị Sửu
Dần Ngọ Tuất Hỏa cục, Quí với Tỵ Mão Mùi ở Nam Phương thuộc Hỏa, Hỏa mãn cục nên hình.
   Tỵ Dậu Sửu Kim cục, Quí với Thân Dậu Tuất ở Tây Phương thuộc Kim, Kim mãn cục nên hình.
   Thân Tị Thìn Thủy cục, nước chảy về Đông thì thịnh, Dần Mão Thìn phương Đông nên Thân Tị Thìn hình với Dần Mão Thìn.
   Hợi Mão Mùi Mộc cục, Thủy sinh Mộc nhưng nước nhiều làm lở đất hại cây. Hợi Tị Sửu ở dưới thuộc Phương Bắc Thủy, cây đổ ngã xuống dưới, nên Hợi Mão Mùi hình Hợi Tị Sửu.
   Có sách nói số 10 là số lớn nhất của Hà Đồ, thịnh cực, trừ những chi tự hình, các Chi khác đếm bắt đầu từ Chi đó đến chi thứ 10 là Chi hình. Thí Dụ Mão là cung thứ 1 đếm theo chiều thuận cung thứ 10 là Tí, Mão Tị tương hình. Tị theo chiều nghịch đến cung thứ 10 lại là Mão
   Nếu chi căn cứ vào cục và Phương, có thuyết cho rằng các Chi sau hình lẫn nhau:
Thân Tị Thìn Hợi Mão Mùi Dần Ngọ Tuất Tị Dậu Sửu
Hợi Tị Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất
   Thân Tị Thìn thuộc Thủy cục, lại qui về Hợi Tị Sửu ở Phương Bắc thuộc Thủy, Thủy mãn cực nên hình. Lý luận tương tự cho các Chi sau.
Thiệu Vĩ Hoa thì giải thích căn cứ vào sách Âm Phù Kinh như sau:
   Tam hình sinh ở Tam hợp, giống như Lục Hại sinh ở Lục Hợp. Theo đạo Trời mà nói tam hình là số cực, tức tội ác đầy rẫy khắp nơi nên phải dẫn đến sự đổ xập.
   Thân Tị Thìn tam hợp, thêm ba ngôi Dần Mão Thìn thì Thân hình khắc Dần, Tị hình khắc Mão, Thìn tự hình Thìn

      Dần Ngọ Tuất tam hợp, thêm ba ngôi Tỵ Ngọ Mùi thì Dần hình Ty, Ngọ tự hình Ngọ, Tuất hình Mùi
   Tỵ Dậu Sửu tam hợp, thêm ba ngôi Thân Dậu Tuất thì Tỵ hình Thân, Dậu tự hình Dậu, Sửu hình Tuất
   Hợi Mão Mùi tam hợp, thêm ba ngôi Hợi Tị Sửu thì Hợi tự hình Hợi, Mão hình Tị, Mùi hình Sửu
   Tượng hình chủ về hung, chủ về các việc như bị tổn hại, bệnh tật, lao tù. Nguyên tắc của tượng hình giống như Tam Hợp Cục. Chổ khắc nhau là ba Tí có thể hình một Mão, một Mão có thể hình ba Tí, còn hai Mão không thể hình một Tí, hoặc một Tí không hình được hai Mão. Ngoài ra có trường hợp tham hợp vong hình, tham sinh vong hình đều là nhũng trường hợp có cừu

ĐỊA CHI VÀ TAM HỢP HỢI CỤC (TAM HỢP CỤC)
   Dần Ngọ Tuất thuộc tam hợp Dương Hỏa (Hỏa cục) (hay Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục)
Thân Tị Thìn thuộc tam hợp Dương Thủy (Thủy cục)
Tỵ Dậu Sửu thuộc tam hợp Âm Kim (Kim cục)
Hợi Mão Mùi thuộc tam hợp Âm Mộc (Mộc cục)

Giải thích tam hợp cục theo lý thuyết vận khí:
Lục Khí theo Đông Y gồm có
Quyết Âm Phong Mộc là sơ khí
Thiếu Âm Quân Hỏa là nhị khí
Thiếu Dương Tướng Hỏa là tam khí
Thái Âm Thấp Thổ là tứ khí
Dương mình Táo Kim là ngũ khí
Thái Dương Hàn Thủy là lục khí hay chung khí
Thân Tị Thìn bắt đầu cùng giờ Dần
Hợi Mão Mùi bắt đầu cùng gio Hợi
Dần Ngọ Tuất bắt đầu cùng giờ Thân
Tỵ Dậu Sửu bắt Dậu cùng giờ Tỵ

Căn cứ vào đó người ta cho
Thân Tị Thìn hợp thành một cục, đó là Thủy cục
Hợi Mão Mùi hợp thành một cục, đó là Mộc cục
Dần Ngọ Tuất hợp thành một cục, đó là Hỏa cục
Tỵ Dậu Sửu hợp thành một cục, đó là Kim cục
   Cục và Phương Huớng đều lấy Tị Ngọ Mão Dậu xếp vào giữa hai chi khắc, nhưng phương là khí thịnh, cục là khí chuyển vào

Chú ý: Thiệu Vĩ Hoa cho rằng:
   Tam hợp cục là lấy Sinh Vượng Mộ để hợp thành cục. Thủy Tràng Sinh tại Thân, để Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn nên ba Chi Thân Tị Thìn hợp thành Thủy cục. Mộc Tràng Sinh ở Hợi, để Vượng ở Mão , Mộ ở Mùi nên ba Chi Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục. Hỏa Tràng Sinh ở Dần, để Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất nên ba Chi Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục. Kim Tràng Sinh ở Tỵ, Đế Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu nên ba Chi Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục.
   Tam hợp hóa cục có cát có hung tùy theo quan hệ sinh khắc. Nếu bị khắc mà được Tam hợp cục tương sinh cứu giúp thì lại cát, nếu bị khắc mà lại bị tam hợp cục khắc thêm vào thì lại là hung
MÙA VÀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ÂM DƯƠNG
   Xuân Hạ Dương Khí tăng trưởng, Âm Khí tiêu giảm thuộc Dương
Thu Đông Âm Khí tăng gia, Dương Khí tiêu tán, thuộc Âm

 NGŨ HÀNH

Xuân thuộc Mộc vì lúc đó cây cỏ sanh tươi, đang phát triển
Hạ thuộc Hoả vì lúc đó khí trời nóng nực
Thu thuộc Kim vì lúc đó cây cỏ tàn tạ do Kim khắc Mộc
Đông thuộc Thủy vì lúc đó khí trời lạnh lẽo, nước lạnh
Tứ Qúi tức 18 ngày cuối giao của 4 mùa thuộc Thổ nên gọi là tạp khí
Mùa Vượng (Tràng) Tướng(Sinh) Hữu(Lão) Tử Tuyệt(Tu?)
Xuân Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ
Hạ Hỏa Thổ Mộc Thủy Kim
Thu Kim Thuỷ Thổ Hoả Mộc
Đông Thuỷ Mộc Kim Thổ Hoả
Tứ Quí Thổ Kim Hoả Mộc Thuỷ
Mùa Xuân: Mộc Khí thịnh vượng nên Mộc Vượng (Tràng), Mộc sinh Hoả nên Hoả Tướng, Thuỷ Khí già nua vì đã qua mùa Đông, cây rút hết nước, nên Thuỷ Hữu (Lão), Kim Khắc Mộc nên Kim Tử, Mộc khắc Thổ nên Thổ Tuyệt.
SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH TRONG NĂM THEO MÙA
Hành Vượng Tướng Hữu Tử Tuyệt
Mộc Mùa Xuân Mùa Đông Mùa Hạ Tứ Quí Mùa Thu
Hoả Mùa Hạ Mùa Xuân Tứ Quí Mùa Thu Mùa Đông
Thổ Tứ Quí Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Đông Mùa Xuân
Kim Mùa Thu Tứ Quí Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hạ
Thuỷ Mùa Đông Mùa Thu Mùa Xuân Mùa Hạ Tứ Quí
SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH THEO THIÊN CAN
Sự dụng vòng Tràng Sinh để theo dõi, năm Dương thì Tràng Sinh bắt đầu từ Dần Thân Tỵ Hợi và Địa Chi đi Thuận, năm Âm thì Tràng Sinh bắt đầu từ Tí Ngọ Mão Dậu và Địa Chi đi nghịch để tiếp tục ghi các giai đoạn kế tiếp của vòng Tràng sinh: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng

VÒNG TRƯỜNG SINH
Toàn bộ các Hành đều sinh trưởng theo chu kỳ như sau:
Thai (Hành khí mới bắt đầu kết tinh, thời kỳ gây mầm mống)
Dưỡng (Hành khí đang tăng lên, như con được nuôi trong bụng mẹ)
Tràng Sinh (Hành khí được sinh ra, như trẻ con mới sinh, thời kỳ manh nha phát động của Hành)
Mộc Dục (Hành khí còn non yếu, như con còn ấu thơ, được tạm gọi cho sạch sẽ, chân tay còn vô lực, không chống đỡ cầm giữ được gì cả, còn non yếu dễ chết, gọi là BẠI ĐỊA)
Quan đới (Hành khí đã lớn, như con đã lớn cho đội mũ)
Lâm Quan (Hành khí ở trong thời kỳ mạnh mẽ, tràng vượng, con phát triển được, như con trai đã trở thành thanh niên lớn khỏe đi làm quan, nên đương cần vị trí của Lâm Quan còn gọi là LỘC VỊ)
Đế Vượng (Hành khí vượng đến cực điểm, sắp sửa đi vào giai đoạn suy, gọi là VƯỢNG ĐỊA)
Suy (Hành khí bước vào giai đoạn bắt đầu suy yếu, là dư khí vì lúc đó khí thịnh của đế vượng vẫn còn sót lại)
Bệnh (Hành khí suy yếu lắm rồi, như già bị ốm đau)
Tử (chết, Hành khí tan)
Mộ (chôn vùi, tạo hoá thấu táng, có dư khí, hồi quang phản chiếu)
Tuyệt (khí tuyệt, hoàn toàn hết không còn gì cả)
   Trong chu kỳ trên, Hành khí có sức ảnh huởng đến ngoài đáng kể là Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ)
   Phân định ảnh huởng: trong chu kỳ 12 trên thì chỉ có vị trí của Trường Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ là có khí sức để có thể ảnh hưởng ra bên ngoài
   Phân định Âm Dương: Thai, Dưỡng, Tr
ư ờng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan thuộc về
Dương, huớng thịnh, theo chiều thuận. Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt thuộc Âm, huớng suy, theo chiều nghịch
Giáp Dương Mộc thì Tr ư ờng Sinh tại Hợi (Mộc Dục ở Tí vì đi thuận)
Ất Âm Mộc thì Tr
ư ờng Sinh tại Ngọ (Mộc Dục ở Tỵ vì đi nghịch)
Bính Dương Hoả thì Tr
ư ờng Sinh tại Dần
Đinh Âm Hoả thì Tr
ư ờng Sinh tại Dậu
Mậu Dương Thổ thì Tr
ư ờng Sinh tại Dần
Kỷ Âm Thổ thì Tr
ư ờng Sinh tại Dậu
Canh Dương Kim thì Tr
ư ờng Sinh tại Tỵ
Tân Âm Kim thì Tr
ư ờng Sinh tại Tí
Nhâm Dương Thuỷ thì Tr
ư ờng Sinh tại Thân
Qúi Âm Thuỷ thì Tr
ư ờng Sinh tại Mão


VÒNG VƯỢNG TƯỚNG HỮU TỬ CỦA KHÍ NGŨ HÀNH LƯU CHUYỂN TRÊN 12 CUNG ĐỊA CHI (Giải thích trên cơ sở Mùa trong năm)
Mộc Khí: là khí của Mùa Xuân, sẽ bắt đầu sinh vào lúc bắt đầu Mùa Đông, để
kịp thịnh vượng vào Mùa Xuân, Thuỷ sinh Mộc nên Mộc sinh ở Hợi (Hợi là tháng 10, tháng bắt đầu Mùa Đông, Hợi thuộc Thuỷ). Theo chiều thuận, Tràng Sinh ở Hợi, Mộc Dục ở Tí...Tử Dậu (Thai) đến Dần thì theo chiều tiến, huớng vượng thuộc Dương là vị trí của Giáp (Dương) Mộc, còn từ Mão đến Thân theo chiều thóai, hướng suy thuộc Âm là vị trí của Ất (Âm) Mộc
Hoả Khí: là khí của Mùa Hạ, sinh ở Dần, Tràng sinh ở Dần, Thai ở Tí. Giải
thích như trên
Tử Tí đến Tỵ (?) là vị trí Bính (Dương) Hoả, từ Ngọ đến Hợi là vị trí Đinh (Âm) Hoả
Kim Khí: là khí của Mùa Thu, sinh ở Tỵ, Tràng Sinh ở Tỵ, Thai ở Mão
Từ Mão đến Thân là vị trí của Canh (Dương) Kim, từ Dậu đến Dần là
vị trí của Tân (Âm) Kim
   Sự giải thích Kim sinh ở Tỵ không thể đúng tháng bắt đầu cho Mùa mà khi chủ về ngũ Hành tương sinh để giải thích cho vị trí trường sinh, nên một số người giải thích như sau: Kim khí nảy sinh vào tháng Tỵ đầu Mùa Hạ để kịp thịnh vượng vào đầu Mùa Thu, Mùa mà Kim khí làm chủ. Hạ thuộc Hoả, nhưng Hoả sinh Thổ, mà Thổ sinh Kim, qúi Hạ Thổ thịnh nhất trong 4 qúi, vậy Kim khí sinh tại Tỵ Hạ Hoả
   Thuỷ Khí: là khí của Mùa Đông, giải thích sự bắt đầu sinh như Mộc Khí. Thuỷ
khí sinh ở Thân, Tuyệt ở Tỵ, Thai ở Ngọ... Từ Ngọ đến Hợi là vị trí của Nhâm Thuỷ, từ Tí đến Tỵ là vị trí của Qúi Thuỷ
Thổ Khí: theo bài Bát Quái thì vượng ở Trung Tâm, tàn ra 4 gốc ở Thìn Tuất
Sửu Mùi, vậy Thổ vượng ở Thìn Tuất Sửu Mùi, phù vào Thuỷ và Hoả nên sinh ở Thân Dần

SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH CÁC ĐỊA CHI
Hành Mộc Tr ư ờng Sinh ở Hợi, Đế Vượng ở Mão, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi
Hành Hoả Tr
ư ờng Sinh ở Dần, Đế Vượng ở Ngọ, Tử ở Dậu, Mộ ở Tuất
Hành Kim Tr
ư ờng Sinh ở Tỵ, Đế Vượng ở Dậu, Tử ở Tí, Mộ ở Sửu
Hành Thuỷ Thổ Tr
ư ờng Sinh ở Thân, Đế Vượng ở Tí, Tử ở Mão, Mộ ở Thìn

SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH CÁC ĐỊA CHI CĂN CỨ VÀO NGŨ HÀNH BỐN MÙA (Thiệu Vĩ Hoa)
Mùa Xuân, Hành Mộc sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ ở Mùi
Mùa Hạ, Hành Hoả và Thổ sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất
Mùa Thu, Hành Kim sinh ở Tỵ, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu
Mùa Đông, Hành Thuỷ sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn
   Ngũ Hành của các Địa Chi vượng ở cuối bốn Mùa, và Mộ ở Thìn Tuất Sửu Mùi, nghĩa là sự thịnh suy đều do trật tự của bốn Mùa và thuộc tính của ngũ Hành quyết định, cũng như Xuân đi thì Hạ đến, Hạ đi thì Thu đến

PHONG (GIÓ)
Phong là gió, tuy ngũ Hành phối hợp phương huớng và 4 Mùa ta suy ra:
Xuân: Đông Phong làm chủ
Hạ: Nam Phong làm chủ
Thu: Tây Phong làm chủ
Đông: Bắc Phong làm chủ
Đông Xuân giao nhau, Đông Bắc Phong làm chủ
Xuân Hạ giao nhau, Đông Nam Phong làm chủ
Hạ Thu giao nhau, Tây Nam Phong làm chủ
Thu Đông giao nhau, Tây Bắc Phong làm chủ

NGŨ KHÍ
Mùa Xuân, Phong khí làm thời lệnh
Mùa Hạ, Thử khí làm thời lệnh
Mùa Thu, Táo khí làm thời lệnh
Mùa Đông, Hạn khí làm thời lệnh

KHÍ HẬU
Mùa Xuân ấm, muôn vật phát sinh
Mùa Hạ nóng, muôn vật trưởng thành
Mùa Thu mát, muôn vật thu nhóm
Mùa Đông lạnh, muôn vật ẩn tàng

NGŨ HÀNH VÀ TÍNH TÌNH (Theo Thiệu Vĩ Hoa)
Mệnh Kim thì nghĩa khí
Mệnh Hoả chủ về lễ, trong cư xử thường có lễ. Nếu Hoả nhiều, Hoả vượng thì nóng nảy dễ hỏng việc
Mệnh Thổ giữ chữ tín, nói một là một, hai là hai, giữ lời. Thổ vượng thì thích tịnh, không thích động, do đó để mất thời cơ
Mệnh Mộc thì hiền từ, tấm lòng tốt. Nhưng Mộc vượng thì tính cách không khuất phục, đặc biệt Tang Đố Mộc thì thà chết chứ không chịu sống quì gối
Mệnh Thuỷ thì mưu trí, thông minh ham học, nhưng phải trải qua nhiều gian khổ. Thuỷ vượng thì tính tình gặp nóng, hung bạo dễ gây ra tai họa

ĐỊA CHI VÀ TẠNG PHỦ
Tí, bàng quang
Sửu Mùi, lá lách
Dần, mật
Mão, gan
Thìn Tuất, dạ dày
Tỵ, tim
Ngọ, ruột non
Thân, ruột già
Dậu, phổi
Hợi, thận

CHIA NHÓM CỦA CÁC CUNG
Cung Dần Thân Tỵ Hợi gọi la Tứ Sinh
Cung Tí Ngọ Mão Dậu gọi là Tứ Tuyệt
Cung Thìn Tuất Sửu Mùi gọi là Tứ Mộ


                                                                                                         Phong thủy gia Trạch Bằng




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TỐT XẤU NGÀY GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI THÂN

CÁCH TÍNH CAN CHI LỘC MÃ QUÝ NHÂN

CÁCH XƯNG HÔ VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ