LOẠI HÌNH HUYỆT PHONG THỦY
*****
Các nguyên tắc Phong Thủy quan trọng về núi, nước, gió, phương hướng
đã cung cấp manh mối cho việc tìm kiếm huyệt Phong Thủy, con người có thể nhận
được sự may mắn tốt lành từ trong môi trường thông qua ảnh hưởng của sinh khí.
Mặc dù trong lúc tìm kiếm huyệt Phong Thủy, có thể nhớ đến những quy tắc Phong
Thủy vô cùng phức tạp này, nhưng rõ ràng việc tìm kiếm huyệt cũng không phải là
việc đơn giản, ngay cả đối với một thầy Phong Thủy giỏi. Một thầy Phong Thủy từng
nói, muốn một thầy Phong Thủy bình thường chỉ ra nơi nào có huyệt Phong Thủy
không phải là việc khó, nhưng nếu yêu cầu ông ta chỉ ra vị trí chính xác của
huyệt thì không phải là việc đơn giản, ngay cả bậc thầy về Phong Thủy có kỹ thuật
điêu luyện cũng không ngoại lệ, để giải thích thêm về điều này, các thầy Phong
Thủy đã dùng câu ngạn ngữ Phong Thủy xem nhà thì dễ, thấy phụ nữ trong phòng mới
khó”. Muốn lý giải sâu sắc hơn về câu ngạn ngữ này, trước hết chúng ta cần giải
thích đôi điều liên quan, sở dĩ có cách nói này là do người phụ nữ trong xã hội
phong kiến thường ở tận sâu bên trong tường cao nhà kín, ít khi để người ngoài
trông thấy. Trong quá trình chu du bên ngoài, người viết thường nghe một số thầy
Phong Thủy kể nhiều về công trình kiến trúc tốt mặc dù được xây cách huyệt rất
gần, nhưng lại không được xây đúng ngay trên huyệt Phong Thủy. Rõ ràng rất nhiều
thầy Phong Thủy thông qua quan sát hình thế núi sông của khu vực xung quanh sẽ
có thể tiếp cận vùng đất có huyệt Phong Thủy, nhưng không thể xác định chính
xác vị trí huyệt Phong Thủy. Nghe nói những công trình kiến trúc trong tình trạng
như vậy không thể có được điềm lành như chúng có thể có, bởi vì chỉ thông qua
huyệt con người mới có thể đón nhận và sử dụng sinh khí vận hành dưới đất. Nếu
không tìm thấy huyệt thì mọi nỗ lực quan sát sơn mạch, đường nước chảy đều sẽ
phí công vô ích.
Ngay sau đây chúng ta hãy xem hình dạng của huyệt Phong Thủy giống
cái gì và chúng có thể nằm ở đâu. Dựa theo hình dạng huyệt Phong Thủy có thể
chia thành bốn loại hình. Hiển nhiên cách phân loại này đều được tất cả các thầy
Phong Thủy chấp nhận, thậm chí đối với một thầy Phong Thủy vùng quê không có
văn hóa thì đây cũng là một phần kiến thức cơ bản cần phải có. Bốn loại hình cơ
bản này như sau:
1)- Hình tổ chim: hình dạng như cái miệng đang mở ra. Nếu hình dạng
huyệt giống như hai cánh tay ôm một vật thì là hình dạng tốt. Loại huyệt này có
thể tìm thấy trên đồi thấp hoặc núi cao.
2)- Hình gọng kìm: hình dạng như hai cẳng chân dạng ra.
3)- Hình bầu vú: hình dạng như bầu vú.
4) Hình lồi: hình dạng như cái nồi đáy bằng lộn ngược.
Bốn loại hình này có thể ám chỉ cơ quan sinh dục (háng, miệng và bầu
vú). Huyệt Phong Thủy nằm ở nơi tập trung toàn bộ sức mạnh của đất. Quan điểm
này có lẽ bắt nguồn từ chức năng và vị trí cơ quan sinh dục của loài người.
Ngoài ra, sự giàu sang tốt lành tuôn ra ngoài từ huyệt Phong Thủy được ví với
việc phụ nữ sinh đẻ.
Những điều kiện lý tưởng của chỗ đất tốt vô
cùng quan trọng.
Dưới đây sẽ khái quát những nguyên tắc Phong Thủy đã được thảo luận.
Địa hình nào là lý tưởng cho một chỗ đất tốt? Chúng cần phải hội đủ những điều
kiện dưới đây:
1)- Thế núi phải bắt nguồn từ xa, hình dáng như rồng bay vút lên
cao, ngoằn ngoèo nhấp nhô. Đồng thời phải kéo dài dằng dặc, trùng trùng điệp điệp
hướng về chỗ đất tốt. Đương nhiên hình dạng sơn mạch phải thanh tú đẹp mắt.
2)- Chủ Sơn phải trang trọng cao quý, trông như có thể truyền tải
được sinh khí.
3)- Thanh Long và Bạch Hổ phải bao bọc chỗ đất tốt để tích tụ sinh
khí.
4)- Án Sơn và Triều Sơn phải có hình dạng như phục tùng hầu hạ Chủ
Sơn, tồn tại vì Chủ Sơn, huyệt Phong Thủy ở ngay bên dưới Chủ Sơn.
5)- Xung quanh và bên trong chỗ đất tốt phải có thủy đạo, nước phải
êm đềm, quanh co uốn khúc.
6)- Chỗ huyệt Phong Thủy (Âm trạch hoặc Dương trạch) không có mạch
nước ngầm và nước trên mặt đất.
7)- Không nên có bất kỳ luồng gió nào thổi vào vùng đất có huyệt
Phong Thủy (có trường hợp ngoại lệ).
8)- Trong huyệt Phong Thủy phải có thổ nhưỡng tốt, kết cấu đất phải
cứng chắc, thở đất mịn màng, màu sắc tươi đẹp.
9)- Địa hình kể trên phải kết hợp với phương vị tốt.
10)- Những nguyên tắc này thích hợp cho cả thành phố, làng mạc và
nhà ở.
Các bước tìm kiếm huyệt Phong Thủy.
Dựa vào nguyên tắc Phong Thủy, các thầy Phong Thủy làm thế nào mới
có thể từng bước tiếp cận vùng đất nào đó để tìm ra chỗ đất quý tốt lành? Mặc
dù không phải tất cả thầy Phong Thủy đều tuân theo trình tự thống nhất, nhưng vẫn
tồn tại một trình tự tiêu chuẩn được đa số thầy Phong Thủy tán thành:
1)- Leo lên phần chóp của đỉnh núi hoặc ngọn đồi cao trong vùng,
nhìn bao quát toàn bộ khu vực, xem có “Long" tốt không, nếu có thì lần
theo Long cho đến nơi nó tụ lại.
2)- Quan sát địa thế sơn mạch xung quanh, xem chúng có bao bọc mảnh
đất mà Long tụ lại hay không.
3)- Nếu đỉnh núi bao bọc mảnh đất này thì quan sát kỹ “Tứ Thần
Sa" theo nguyên tắc Phong Thủy và tình hình thủy đạo.
4) Sau đó xuống núi, đến nơi có huyệt Phong Thủy (dưới chân Chủ
Sơn) đo đạc phương hướng của "nhập thủ" và "mi sa" và xác định
phương vị mồ mả.
5)- Kiểm tra tình trạng chất đất trong huyệt Phong Thủy.
Thầy Phong Thủy ví toàn bộ trình tự này như là lần theo dây leo hái
quả ngọt: trước tiên kiểm tra từ gốc, sau đó đến dây leo, tiếp đến là nhánh, cuối
cùng hái được quả ngọt.
Điểm huyệt trong Phong Thủy.
Điểm huyệt là xác định phạm vi của chỗ đất ở. Đặc điểm lý tưởng của
chỗ đất ở là: địa thế rộng rãi bằng phẳng, quy mô rộng lớn, phía trước không vụn
nát, tọa lạc vuông vức, phía sau tựa núi phía trước hướng sông, hoặc bên trái
là núi bên phải là sông. Quy cách của công trình kiến trúc thông thường thích
hình chữ nhật và kỵ hình dài hẹp theo chiều dọc và chiều sâu. Xét về mặt tổng
thể của việc điểm huyệt, cơ bản đều suy xét theo quan điểm thẩm mỹ và nhu cầu
sinh tồn của cư dân, nội dung tương đối cụ thể. Đương nhiên cũng có người dựa
trên mô hình cơ bản của kiến trúc nhà ở và gán ghép thêm luân lý vào đó. Như
thuyết “Tam cương Ngũ thường", v.v. tức là:
“Một là khí mạch, là kỷ cương của phú quý nghèo hèn; hai là Minh
Đường, là kỷ cương của Sa thủy tốt xấu; ba là Thủy Khẩu, là kỷ cương của hưng
thịnh diệt vong". Ngũ thường tức “Một là Long, Long phải chân thật; hai là
huyệt, huyệt phải rõ; ba là Sa, Sa phải xinh đẹp; bốn là Thủy, Thủy phải bao
quanh; năm là phương hướng, phương hướng phải tốt".
***
Bài “Tài liệu lưu trữ”.
TRẠCH BẰNG Phong Thủy Sư – Lương Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét